Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
662109

Nông dân huyện Thường Xuân đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng

Ngày 22/09/2016 15:14:55

Những năm qua, huyện Thường Xuân đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế đồi rừng tạo bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nông dân huyện Thường Xuân đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng
5636be5a_1446428250.gif
Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình ông Trịnh Quang Hải, thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân).

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Trịnh Vinh Từ, ở thôn Quyết Tiến, một trong những người đi tiên phong trong phát triển kinh tế đồi rừng của xã Ngọc Phụng. Trước đây, gia đình anh Từ thuộc diện hộ nghèo, làm lụng quanh năm vất vả nhưng chỉ đủ ăn. Năm 2008, anh Từ quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế. Với trên 30 ha đất đồi rừng của gia đình, anh dành 20 ha để trồng keo, hơn 5 ha trồng luồng, 2 ha trồng quế, 5 sào trồng các loại cây như lim, trầm, lát. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi trâu, bò, dê, đào ao thả cá, vừa cải thiện đời sống, vừa tăng thêm thu nhập. Hiện nay, rừng keo, luồng của gia đình anh đã cho khai thác, mỗi năm xuất bán hàng nghìn cây, thu về trên 150 triệu đồng tiền lãi.
Còn gia đình ông Trịnh Quang Hải, ở thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng trước đây cũng là hộ nghèo, nhưng được tuyên truyền, vận động, gia đình ông đã nhận đất bãi, đất đồi để cải tạo, sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, với 3 ha trồng thanh long ruột đỏ, cây keo, xoan và nuôi thêm lợn, gà, ngan dưới tán lá rừng... trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi 50 đến 60 triệu đồng.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế đồi rừng, nhiều năm qua, cùng với việc ban hành các văn bản, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư sản xuất, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mới trên diện tích đồi rừng đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; khuyến khích nhân dân chuyển nhanh từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại giống mới, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể phù hợp với cơ sở để tổ chức thực hiện. Mặt khác, thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân; đồng thời tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất. Vì vậy, ngày càng có nhiều mô hình trang trại đồi rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu. Đến nay, toàn huyện đã có gần 100 trang trại nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương. Năm 2014 huyện đã triển khai chương trình cải tạo vườn tạp tại 7 xã trên địa bàn, với diện tích 60,92 ha. Nhiều loại cây có giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu thị trường được người dân đưa vào trồng, như: chuối tiêu hồng, thanh long (xã Ngọc Phụng); bưởi Diễn, mít Thái (xã Thọ Thanh); chuối xiêm, na dai, chanh tứ quý, bưởi Diễn (xã Luận Thành); cam, chanh và cây mắc ca (xã Vạn Xuân)...
Ông Trần Tiến Châu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, cho biết: Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, huyện Thường Xuân đặt ra mục tiêu trong những năm tới tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp, xem đây là hướng đi mũi nhọn. Cùng với việc nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả kinh tế, khuyến khích trồng những loại cây có giá trị, như: cao su, keo, luồng, huyện sẽ đưa một số cây trồng mới vào sản xuất trên đất đồi, như: mít Thái, cam, chanh, chuối tiêu hồng... Huyện phấn đấu đến năm 2020, đưa vào khai thác khoảng 16.000 ha rừng trồng nguyên liệu cho công nghiệp (chủ yếu là keo lai Úc), 6.000 ha luồng, 2.000 ha cao su tiểu điền, 1.000 ha quế, 35.000 ha nứa vầu... Bên cạnh đó, để bảo đảm điều kiện sản xuất huyện tập trung cải thiện hạ tầng lâm nghiệp giúp việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng, thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia trồng rừng trên địa bàn, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tạo tiền đề để phát triển kinh tế rừng bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo hiệu quả.



Nông dân huyện Thường Xuân đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng

Đăng lúc: 22/09/2016 15:14:55 (GMT+7)

Những năm qua, huyện Thường Xuân đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế đồi rừng tạo bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nông dân huyện Thường Xuân đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng
5636be5a_1446428250.gif
Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình ông Trịnh Quang Hải, thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân).

Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Trịnh Vinh Từ, ở thôn Quyết Tiến, một trong những người đi tiên phong trong phát triển kinh tế đồi rừng của xã Ngọc Phụng. Trước đây, gia đình anh Từ thuộc diện hộ nghèo, làm lụng quanh năm vất vả nhưng chỉ đủ ăn. Năm 2008, anh Từ quyết định vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế. Với trên 30 ha đất đồi rừng của gia đình, anh dành 20 ha để trồng keo, hơn 5 ha trồng luồng, 2 ha trồng quế, 5 sào trồng các loại cây như lim, trầm, lát. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi trâu, bò, dê, đào ao thả cá, vừa cải thiện đời sống, vừa tăng thêm thu nhập. Hiện nay, rừng keo, luồng của gia đình anh đã cho khai thác, mỗi năm xuất bán hàng nghìn cây, thu về trên 150 triệu đồng tiền lãi.
Còn gia đình ông Trịnh Quang Hải, ở thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng trước đây cũng là hộ nghèo, nhưng được tuyên truyền, vận động, gia đình ông đã nhận đất bãi, đất đồi để cải tạo, sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, với 3 ha trồng thanh long ruột đỏ, cây keo, xoan và nuôi thêm lợn, gà, ngan dưới tán lá rừng... trừ chi phí mỗi năm ông thu lãi 50 đến 60 triệu đồng.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế đồi rừng, nhiều năm qua, cùng với việc ban hành các văn bản, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư sản xuất, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trồng mới trên diện tích đồi rừng đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; khuyến khích nhân dân chuyển nhanh từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại giống mới, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể phù hợp với cơ sở để tổ chức thực hiện. Mặt khác, thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân; đồng thời tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất. Vì vậy, ngày càng có nhiều mô hình trang trại đồi rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu. Đến nay, toàn huyện đã có gần 100 trang trại nông - lâm kết hợp, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương. Năm 2014 huyện đã triển khai chương trình cải tạo vườn tạp tại 7 xã trên địa bàn, với diện tích 60,92 ha. Nhiều loại cây có giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu thị trường được người dân đưa vào trồng, như: chuối tiêu hồng, thanh long (xã Ngọc Phụng); bưởi Diễn, mít Thái (xã Thọ Thanh); chuối xiêm, na dai, chanh tứ quý, bưởi Diễn (xã Luận Thành); cam, chanh và cây mắc ca (xã Vạn Xuân)...
Ông Trần Tiến Châu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, cho biết: Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế, huyện Thường Xuân đặt ra mục tiêu trong những năm tới tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp, xem đây là hướng đi mũi nhọn. Cùng với việc nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả kinh tế, khuyến khích trồng những loại cây có giá trị, như: cao su, keo, luồng, huyện sẽ đưa một số cây trồng mới vào sản xuất trên đất đồi, như: mít Thái, cam, chanh, chuối tiêu hồng... Huyện phấn đấu đến năm 2020, đưa vào khai thác khoảng 16.000 ha rừng trồng nguyên liệu cho công nghiệp (chủ yếu là keo lai Úc), 6.000 ha luồng, 2.000 ha cao su tiểu điền, 1.000 ha quế, 35.000 ha nứa vầu... Bên cạnh đó, để bảo đảm điều kiện sản xuất huyện tập trung cải thiện hạ tầng lâm nghiệp giúp việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng, thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia trồng rừng trên địa bàn, từng bước xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tạo tiền đề để phát triển kinh tế rừng bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo hiệu quả.



Từ khóa bài viết: