Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
662109

"Thường Xuân - mùa lúa mới"

Ngày 31/10/2019 10:14:43

(Baothanhhoa.vn) - Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa hơn 50 km về phía Tây Nam, gần Cảng Hàng không Thọ Xuân, có đường Hồ Chí Minh chạy qua là điều kiện thuận lợi để kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Thường Xuân có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu miền núi mát mẻ, trong lành là lợi thế để phát triển du lịch.

Cập nhật:20:51 25/10/2019

“Thường Xuân – mùa lúa mới”Du khách nước ngoài đến tham quan du lịch cộng đồng tại thôn Thanh Xuân, xã Xuân Cẩm (Thường Xuân).

Các danh lam, thắng cảnh của Thường Xuân còn hoang sơ, môi trường trong sạch là điều kiện thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái rừng quy mô lớn. Trong đó có những nguồn tài nguyên có lợi thế như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu Danh thắng Hồ Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, quần thể Cây di sản Sa Mu, Pơ Mu (ở xã Bát Mọt), hệ thống các hang, động, thác đẹp: Hang Mường, hang Tình, hang Vua, thác Mù (xã Vạn Xuân), thác Trai Gái (xã Xuân Lẹ), hang Lù (xã Xuân Cao), hang Lãm (xã Tân Thành), thác Hón Yên... có nhiều dãy núi cao như: Pù Ta Leo ở hữu ngạn sông Chu cao 1.400m, Pù Gió 1.563m, Pù Hòn Hàn 1.208m và đỉnh 1.605m nằm về phía Nam bản Vịn.

Vùng đất nổi danh "Quế ngọc Châu thường" đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, liên tục, gắn kết chặt chẽ với tiến trình và truyền thống lịch sử của tỉnh Thanh Hóa và của đất nước. Trong tiến trình phát triển ấy con người nơi đây đã để lại rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, đó là: Từ những dấu vết hoạt động của người nguyên thủy được phát hiện và khai quật ở các di chỉ hang Bát Mọt (Bát Mọt) và hang Lù, Trại Nam, làng Thé (Xuân Cao); Di tích lịch sử địa điểm Hội Thề Lũng Nhai, hòn Mài Mực, Di tích lịch sử Văn hóa địa điểm Đền thờ Cầm Bá Hiển, Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và bà Chúa Thượng ngàn, Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Làng Hồ, di tích kháng chiến hang Lãm (chưa xếp hạng)...

Vào mỗi độ tết đến, xuân về, lễ hội Cửa Đặt đã thu hút hàng chục vạn lượt du khách tham quan dâng hương hàng năm, ngoài ra còn có các lễ hội như lễ hội Nàng Han (đã được phục dựng), lễ hội dâng Trâu trắng tế trời Pú Pen (chưa được khôi phục); lễ hội rước Thành Hoàng làng (đình Làng Hồ, xã Thọ Thanh), cùng nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian như tung còn, tó lẹ... Các làng nghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có thể phát triển các làng nghề như: Dệt thổ cẩm, đan lát, thủ công mỹ nghệ, mộc...

Là huyện miền núi đa phần đồng bào dân tộc Thái sinh sống, do vậy ở vùng đất nơi đây gắn liền với nét sinh hoạt văn hóa và ẩm thực độc đáo của đồng bào Thái như cơm lam, cá nướng, canh uôi, các loại chẻo, đồ chấm... các món ăn được chế biến công phu từ các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có. Đặc biệt, nơi đây còn được tự nhiên ưu đãi với các loại đặc sản như: Cá mướn, cá xứt mũi, cá thiết lình, cá lăng, cá leo, lợn cỏ, gà đồi...

Những năm qua, việc kinh doanh khai thác du lịch ở Thường Xuân chủ yếu qua các loại hình như: Du lịch tâm linh, tín ngưỡng, tập trung tại Khu di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và bà Chúa Thượng ngàn, Cửa Đặt, đền Cô, xã Xuân Cẩm thu hút chủ yếu vào mùa lễ hội đầu... Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, vẫn còn du lịch theo kiểu "mùa vụ", chưa trở thành du lịch 4 mùa, nhất là du lịch cộng đồng. Để phát triển du lịch, huyện Thường Xuân đã xây dựng Đề án "Phát triển du lịch huyện Thường Xuân giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có gắn với bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Phát triển các điểm du lịch mới, đầu tư xây dựng các điểm du lịch chất lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế du lịch của huyện, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, thương mại; phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch huyện Thường Xuân nằm trong tốp những điểm đến hấp dẫn của tỉnh.

Đồng chí Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho biết: Để cụ thể hóa đề án, đầu tháng 11–2019, UBND huyện Thường Xuân tổ chức "Tuần lễ văn hóa, du lịch, thể thao năm 2019" trong đó, có Lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái trước đây chỉ được tổ chức ở từng hộ gia đình. Đây là lần đầu tiên huyện Thường Xuân tổ chức ở quy mô cấp huyện gắn hoạt động lễ hội Mừng cơm mới với các hoạt động thể thao năm 2019 được tổ chức tại thôn Thanh Xuân, xã Xuân Cẩm trong hai ngày 7 và 8-11-2019 gồm các nội dung: Lễ Mừng cơm mới; thi mâm cỗ Mừng cơm mới của các thôn trong xã Xuân Cẩm; hoạt động thể thao gồm giải đua thuyền rồng (nam), bắn nỏ nam - nữ, kéo co nam - nữ, tung còn nam - nữ và các trò chơi, trò diễn dân gian; lễ khai mạc gồm chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thường Xuân - mùa lúa mới” sẽ tái hiện lại các hoạt động sinh hoạt lao động sản xuất của người dân qua các hình tượng nghệ thuật.

Đến với "Tuần lễ văn hóa, du lịch, thể thao năm 2019" của huyện Thường Xuân, du khách sẽ có cơ hội được du ngoạn trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và cảm nhận sâu sắc hơn về đất và người Châu Thường.

Bài Và Ảnh: Thanh Thủy

(Đài Truyền Thanh – Truyền Hình Thường Xuân)

Nguồn báo Thanh Hoá

"Thường Xuân - mùa lúa mới"

Đăng lúc: 31/10/2019 10:14:43 (GMT+7)

(Baothanhhoa.vn) - Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa hơn 50 km về phía Tây Nam, gần Cảng Hàng không Thọ Xuân, có đường Hồ Chí Minh chạy qua là điều kiện thuận lợi để kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Thường Xuân có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu miền núi mát mẻ, trong lành là lợi thế để phát triển du lịch.

Cập nhật:20:51 25/10/2019

“Thường Xuân – mùa lúa mới”Du khách nước ngoài đến tham quan du lịch cộng đồng tại thôn Thanh Xuân, xã Xuân Cẩm (Thường Xuân).

Các danh lam, thắng cảnh của Thường Xuân còn hoang sơ, môi trường trong sạch là điều kiện thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái rừng quy mô lớn. Trong đó có những nguồn tài nguyên có lợi thế như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Khu Danh thắng Hồ Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, quần thể Cây di sản Sa Mu, Pơ Mu (ở xã Bát Mọt), hệ thống các hang, động, thác đẹp: Hang Mường, hang Tình, hang Vua, thác Mù (xã Vạn Xuân), thác Trai Gái (xã Xuân Lẹ), hang Lù (xã Xuân Cao), hang Lãm (xã Tân Thành), thác Hón Yên... có nhiều dãy núi cao như: Pù Ta Leo ở hữu ngạn sông Chu cao 1.400m, Pù Gió 1.563m, Pù Hòn Hàn 1.208m và đỉnh 1.605m nằm về phía Nam bản Vịn.

Vùng đất nổi danh "Quế ngọc Châu thường" đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, liên tục, gắn kết chặt chẽ với tiến trình và truyền thống lịch sử của tỉnh Thanh Hóa và của đất nước. Trong tiến trình phát triển ấy con người nơi đây đã để lại rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, đó là: Từ những dấu vết hoạt động của người nguyên thủy được phát hiện và khai quật ở các di chỉ hang Bát Mọt (Bát Mọt) và hang Lù, Trại Nam, làng Thé (Xuân Cao); Di tích lịch sử địa điểm Hội Thề Lũng Nhai, hòn Mài Mực, Di tích lịch sử Văn hóa địa điểm Đền thờ Cầm Bá Hiển, Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và bà Chúa Thượng ngàn, Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Làng Hồ, di tích kháng chiến hang Lãm (chưa xếp hạng)...

Vào mỗi độ tết đến, xuân về, lễ hội Cửa Đặt đã thu hút hàng chục vạn lượt du khách tham quan dâng hương hàng năm, ngoài ra còn có các lễ hội như lễ hội Nàng Han (đã được phục dựng), lễ hội dâng Trâu trắng tế trời Pú Pen (chưa được khôi phục); lễ hội rước Thành Hoàng làng (đình Làng Hồ, xã Thọ Thanh), cùng nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian như tung còn, tó lẹ... Các làng nghề truyền thống cũng là một trong những thế mạnh trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có thể phát triển các làng nghề như: Dệt thổ cẩm, đan lát, thủ công mỹ nghệ, mộc...

Là huyện miền núi đa phần đồng bào dân tộc Thái sinh sống, do vậy ở vùng đất nơi đây gắn liền với nét sinh hoạt văn hóa và ẩm thực độc đáo của đồng bào Thái như cơm lam, cá nướng, canh uôi, các loại chẻo, đồ chấm... các món ăn được chế biến công phu từ các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có. Đặc biệt, nơi đây còn được tự nhiên ưu đãi với các loại đặc sản như: Cá mướn, cá xứt mũi, cá thiết lình, cá lăng, cá leo, lợn cỏ, gà đồi...

Những năm qua, việc kinh doanh khai thác du lịch ở Thường Xuân chủ yếu qua các loại hình như: Du lịch tâm linh, tín ngưỡng, tập trung tại Khu di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và bà Chúa Thượng ngàn, Cửa Đặt, đền Cô, xã Xuân Cẩm thu hút chủ yếu vào mùa lễ hội đầu... Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, vẫn còn du lịch theo kiểu "mùa vụ", chưa trở thành du lịch 4 mùa, nhất là du lịch cộng đồng. Để phát triển du lịch, huyện Thường Xuân đã xây dựng Đề án "Phát triển du lịch huyện Thường Xuân giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, khai thác, sử dụng hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có gắn với bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Phát triển các điểm du lịch mới, đầu tư xây dựng các điểm du lịch chất lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế du lịch của huyện, đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm và chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, thương mại; phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch huyện Thường Xuân nằm trong tốp những điểm đến hấp dẫn của tỉnh.

Đồng chí Cầm Bá Đứng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho biết: Để cụ thể hóa đề án, đầu tháng 11–2019, UBND huyện Thường Xuân tổ chức "Tuần lễ văn hóa, du lịch, thể thao năm 2019" trong đó, có Lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Thái trước đây chỉ được tổ chức ở từng hộ gia đình. Đây là lần đầu tiên huyện Thường Xuân tổ chức ở quy mô cấp huyện gắn hoạt động lễ hội Mừng cơm mới với các hoạt động thể thao năm 2019 được tổ chức tại thôn Thanh Xuân, xã Xuân Cẩm trong hai ngày 7 và 8-11-2019 gồm các nội dung: Lễ Mừng cơm mới; thi mâm cỗ Mừng cơm mới của các thôn trong xã Xuân Cẩm; hoạt động thể thao gồm giải đua thuyền rồng (nam), bắn nỏ nam - nữ, kéo co nam - nữ, tung còn nam - nữ và các trò chơi, trò diễn dân gian; lễ khai mạc gồm chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thường Xuân - mùa lúa mới” sẽ tái hiện lại các hoạt động sinh hoạt lao động sản xuất của người dân qua các hình tượng nghệ thuật.

Đến với "Tuần lễ văn hóa, du lịch, thể thao năm 2019" của huyện Thường Xuân, du khách sẽ có cơ hội được du ngoạn trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và cảm nhận sâu sắc hơn về đất và người Châu Thường.

Bài Và Ảnh: Thanh Thủy

(Đài Truyền Thanh – Truyền Hình Thường Xuân)

Nguồn báo Thanh Hoá

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)