Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
662109

Cộng đồng dân cư

Ngày 16/03/2018 10:01:31

I. Cộng đồng dân cư. (năm 2010).

Toàn xã có 1.887 hộ, 7528 khẩu, gồm có 3 dân tộc. Trong đó: Dân tộc Kinh có 1466 hộ với 5749 khẩu, chiếm 76,4%; dân tộc Mường có 278 hộ với 1.070 khẩu chiếm 14,2%; dân tộc Thái có 143 hộ với 664 khẩu chiếm 8,8%. Có 132 hộ, 617 khẩu theo đạo thiên chúa giáo.

Với những nét truyền thống văn hóa khác nhau của các dân tộc trong xã đã tạo nên bản sắc văn hóa tiêu biểu cho vùng đất giàu truyền thống với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó:

Người Mường cổ sống tập trung chủ yếu ở thôn Xuân Thành và Hưng Long, có nhiều nét văn hóa đẹp đó là phong tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, tổ chức lễ thượng - hạ điền, tết nguyên tiêu, các sản phẩm văn hóa vật thể nhà ở, công cụ lao động, đồ đan lát, nghề dệt và văn nghệ dân gian như truyện kể, ca dao, tục ngữ, dân ca xường, trống, chiêng, sáo ôi.;

Dân tộc Thái chủ yếu sống tập trung ở 2 thôn Phú Vinh vá Xuân Liên có nguồn gốc ở Yên Khương - Lang Chánh và từ vùng biên giới Bát Mọt, đều là người Thái Mưới. Nhiều cụ cao tuổi còn lưu giữ được chữ viết cổ truyền của dân tộc (loại chữ Thái Thanh - Tày Đènh), đánh cồng chiêng, chơi khèn bè, pi khuy (một lợi sáo), các điệu khặp, điệu khua luống, múa hát nghi lễ Kin chá (múa hát xung quanh cây hoa), ở thôn Xuân Liên duy trì Lễ Lau Kha vào ngày 09/10 âm lịch hàng năm và phát triển thành Hội làng.

Dân tộc Kinh có mặt ở tất cả các thôn của xã, phần lớn đến sau năm 1960 theo chủ trương định canh, định cư kinh tế mới của Đảng. Là lớp dân cư đến sau nhưng người Kinh đã có những đóng góp hết sức quan trọng làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, văn hoá địa phương. Người Kinh luôn phát huy được truyền thống, văn hóa của quê hương cũ, tính tình ôn hòa, cần cù lao động, siêng năng học hành, sống giản dị, tiết kiệm, lễ tết, việc hiếu hỷ đều ít phô trương, tốn kém.

Nét độc nổi bật nhất trong văn hóa, lịch sử cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, Kinh Ngọc Phụng là tên khe, tên núi, tên đất gắn liền với khởi nghĩa Lam Sơn của anh hùng dân tộc Lê Lợi thế kỷ XV.

II. GIỚI THIỆU TỪNG LÀNG CỦA XÃ.

1. Làng Quyết Tiến.

Quyết Tiến trước kia có tên gọi là Vụng Khế, nằm ở vị trí phía Tây Bắc xã Ngọc Phụng dọc theo đường 507, có tổng diện tích đất tự nhiên là 231,37 ha. Dân số: 123 hộ và 499 khẩu, có 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 97%. Phía Đông Nam giáp làng Xuân Thành; phía Đông Bắc giáp làng Mui, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc; phía Tây Bắc giáp với xã Lương Sơn; phía Tây Nam giáp xã Xuân Cẩm và xã Lương Sơn. Theo quyết định số 232/QĐ-BNV ngày 04/9/1964 của Bộ nội vụ, cắt xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc thành 02 xã Lương Sơn và Ngọc Phụng trong đó có Phố Mé - làng Quyết Tiến ngày nay về huyện Thường Xuân.

Quyết Tiến được kế thừa truyền thống văn hóa của vùng đất cổ - Vụng Khế thuộc làng Me hay còn gọi là làng Mẹ, vùng đất cổ đã từng gắn chặt với cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh thế kỷ XV do anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo và đã trở thành hậu cứ của nghĩa quân, những người thiệt mạng trong cuộc kháng chiến được đưa về an nghỉ vĩnh hằng tại chân núi Bù Mẹ, tức là phố Mé - làng Quyết Tiến ngày nay. Nghĩa trang của nghĩa quân Lam Sơn hiện đang được lưu giữ có tới hàng trăm ngôi mộ cổ được xếp đánh dấu bằng những phiến đá to nhỏ khác nhau trên diện tích rộng 1ha.

Dòng sông Âm hợp lưu với Hón Giường chảy qua địa phận của làng song song với trục đường 507 tạo thành vị trí tập kết, vận chuyển, buôn bán lâm sản và giao thương thuận lợi. Đi theo tiếng gọi của Đảng, nhiều người đã về đây khai khẩn vùng đất thiêng để sinh cơ lập nghiệp. Thời kỳ bao cấp, Quyết Tiến là một làng quê nghèo của xã Ngọc Phụng, giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân thiếu thốn: 100% hộ đói, 80% mù chữ...Bước vào công cuộc đổi mới và hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", Quyết Tiến đã có nhiều đổi mới, từ một phố núi heo hút, chỉ có vài hộ, đến nay làng Quyết Tiến đã có 14 dòng họ đến sinh cơ lập nghiệp, gồm các dòng họ: Nguyễn, Lê, Trịnh, Đào, Đỗ, Lương, Trần, Hà, Phạm, Chu, Ngân, Hoàng, Đặng, Lường. Các dòng họ từ các vùng quê khác nhau về đây lập nghiệp đã mang theo nhiều sắc thái văn hóa khác nhau để xây dựng quê hương mới. Cùng với việc giao đất, giao rừng và cho vay vốn để tự sản xuất kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật vận dụng vào thực tiễn. Quyết Tiến hôm nay không còn người mù chữ, trẻ em đến tuổi được đến trường, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt.

2. Làng Xuân Thành:

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 298,33 ha. Dân số: 200 hộ và 782 khẩu, có 3 dân tộc cùng chung sống: Kinh, Thái, Mường, chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 64%. PhÝa §«ng B¾c gi¸p x· Phïng Minh huyÖn Ngäc LÆc; PhÝa T©y Nam gi¸p x· Xu©n CÈm, x· L­¬ng S¬n; PhÝa §«ng Nam gi¸p th«n Xu©n LËp, Xu©n Liªn; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n QuyÕt TiÕn.

Xuân Thành là miền đất cổ còn có tên là Lũng Mi, Trại Mé, Làng Mé. Vùng đất cổ sơ này được hình thành từ niên Đại Trung sinh (Mesozoic), nằm chếch về hướng Tây Bắc xã Ngọc Phụng dọc theo đường 507.

Vùng đồi núi phía Tây Nam có đỉnh Bù Mẹ hay còn gọi là đỉnh Bù Sèo. Là nơi bắt nguồn của cả chục khe ngòi chạy theo hướng Tây Đông đổ ra sông Âm cắt đường 507 ở nhiều đoạn mà ngày nay đã cho xây nhiều cầu cống, các khe ngòi bắt nguồn từ núi Bù Mẹ là nguồn cung cấp nước quan trọng trong sản xuất nông nghiệp không chỉ cho nhân dân trong làng mà cho toàn xã Ngọc Phụng.

Núi Bù Mẹ không chỉ có tiềm năng lợi thế phát triển rừng, khoáng sản mà còn là cảnh quan thiên nhiên, nhân văn độc đáo. Các khe ngòi chảy từ trên núi xuống độ dốc lớn tạo nên nhiều thác nước đẹp, trong đó có thác nước 7 tầng; đặc biệt vùng chân núi có các làng cổ Phụng Dưỡng, Lũng Mi còn nhiều dấu tích về khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV, trong đó Lũng Mi được coi là căn cứ Lũng Nhai nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai. Vùng đất cổ Xuân Thành nằm trong hệ thống "Võng chồng Sầm nừa" hình thành ở phía Nam đối với sông Mã. Võng chồng này đi từ Sầm Nưa (Lào) vào thượng lưu sông Chu, kiến tạo nên dãy núi Bù Mẹ chạy dọc theo trục Tây Bắc-Đông Nam của xã tạo nên địa hình nghiêng từ phía Tây sang Đông. Thời Trần Lũng Mi thuộc huyện Ma Lạc Châu Thanh Hóa, từ thời vua Lê Thái Tổ thế kỷ XV đến thời Tây Sơn thế kỷ XVIII tên cổ Làng Mé mới được chính thức hình thành thuộc sách Thủy Đà nằm trong nằm chung trong vùng đất Quan Du của miền Tây Thanh Hóa. Năm 1900, huyện Ngọc Lặc chính thức có tên trong bản đồ. Địa danh làng Mé thuộc Mường Chẹ một trong 17 mường của huyện Ngọc Lặc sau này. Làng Mé cổ có hai Chòm: Chòm Phú Điền và Chòm Phú Minh. Thế kỷ XV trước họa giặc Minh sâm lược nước ta, người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã chọn địa danh Lũng Mi làm nơi đóng quân, để từ trên đỉnh Bù Mẹ (núi Mẹ) có thể cảnh giới, quan sát được động tĩnh bốn phương, bên cạnh có vùng đất Lũng Mi "Tiến có thể công" "Thoái có thể thủ", nơi đóng trại có tướng Lê Lai chỉ huy được các tù trưởng mường và dân chúng cưu mang, đùm bọc. Trong một trận tử chiến với giặc Minh, vua Lê Lợi và nghĩa quân rơi vào thế bị bao vây, Lê Lai đã đóng giả Lê Lợi để liều mình cứu Chúa. Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, nhà vua đóng đô tại Lam Kinh, các Tù Trưởng trong vùng đã trình tấu lên vua xin lập hai đền thờ mẫu người có công sinh thành, dưỡng dục Lê Lai và một đền thờ Lê Lai tại điểm ông đã đóng trại rồi xuất binh đi cứu chúa. Ý nguyện của dân được vua chuẩn tấu kèm theo sắc phong, phong thần cho Lê Lai. Trải qua những gió bụi, phong trần đền thờ xuống cấp, các pho tượng thờ và sắc phong đều bị hư hỏng, nhưng truyền thống yêu nước, thương nòi, sống nghĩa tình vẫn là thuần phong mỹ tục của làng.

Thực dân pháp xâm lược Việt Nam, vua quan nhà Nguyễn ươn hèn đã dâng nước ta cho Pháp, nhân dân làng Mé đã anh dũng đứng lên đi theo ngọn cờ Cần Vương của Sỹ Phu yêu nước Cầm Bá Thước đấu tranh với tư bản Pháp để đòi lại quyền lợi cho chính mình. Ngày 23/8/1945, tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 ở Châu Ngọc, nhân dân làng Mé đã đứng lên đi theo Đảng, cùng xã Lương Ngọc tham gia kháng chiến kiến quốc.

Năm 1960, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Thanh Hóa có chủ trương đưa đồng bào miền xuôi đi khai hoang xây dựng kinh tế miền núi, làng Mé được vinh dự đón tiếp 12 hộ = 62 khẩu ở xã Phú Yên, có 3 đảng viên, 52 hộ = 260 khẩu của xã Xuân Thành huyện Thọ Xuân. Sauk hi bố trí nơi ăn, chốn ở ổn định cho đồng bào định cư, chi bộ Đảng đã có hội nghị khẩn cấp bàn phương án lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất và quyết định đặt tên cho làng mé mới là làng Xuân Thành. Tên mới Xuân Thành thay cho làng Mé trước đây để đánh dấu mốc thời gian làng được tái thành lập đông đủ vào mùa xuân, đồng thời gợi cho con cháu hậu thế biết 52 hộ của xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân lên định cư. Hợp tác xã Xuân Thành được thành lập gồm 3 tổ sản xuất luôn trao đổi, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng hợp tác xã. Đến nay, Xuân Thành có dòng họ: Lê, Bùi, Phạm...

Bị thất bại đau đớn ở niền Nam, giặc Mỹ chuẩn bị các điều kiện để leo thang đánh phá miền Bắc. Xuân Thành là một trong những địa điểm sẽ bị đánh phá. Trong năm 1964, máy bay B52 Mỹ đã 2 lần giải thảm vào khu vực làng Xuân Thành, làm chết 5 người, hư hại nhiều nhà cửa và trâu bò nhưng nhân dân các dân tộc Xuân Thành vẫn kiên cường bám đất sản xuất, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam.

Năm 1963, Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa có quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính. Xã Lương Ngọc huyện Ngọc Lặc được cắt về Thường Xuân được thành lập hai xã Lương Sơn và Ngọc Phụng, nhân dân trong làng càng đoàn kết hơn để hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Mặc dù phải xây dựng quê hương trong điều kiện chiến tranh, làng Xuân Thành đã được Chi bộ Đảng lãnh đạo hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầu tư phát triển sản xuất.

Xuân Thành là một làng quê có chiều dài lịch sử, có truyền thống hiếu học, nhiều người đã thành đạt ở học vị cao, nhiều người đã trở thành cán bộ cốt cán của Đảng. Bước sang thế kỷ 21, nhân dân các dân tộc Xuân Thành đang tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, cán bộ và nhân dân Xuân Thành quyết tâm cùng với xã thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Trong tương lai nếu được định mức đầu tư đúng mức sẽ tạo nên tuor du lịch sinh thái - nhân văn hấp dẫn, mở ra triển vọng mới phát triển ngành du lịch - dịch vụ, khi đó Xuân Thành - xã Ngọc Phụng sẽ trở thành một địa điểm được nhiều người trong cả nước và trên thế giới biết đến gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Lê Lợi.

3. Làng Xuân Lập:

Xuân Lập được hình thành từ tháng 2 năm 1962, trước đây còn có tên là HTX Tân Lập, đến tháng 12/1965 có 124 hộ nhân dân xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân tình nguyện theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước đi khai hoang phát triển kinh tế, văn hóa miền núi lập ra HTX Xuân Lập.

Ban đầu đời sống nhân dân hết sức khó khăn, ruộng đất canh tác chỉ có 5 ha cấy một vụ lúa. Được sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là Tỳ khai hoang Thanh Hóa, nhân dân HTX Xuân Lập đã tiến hành khai hoang phục hóa: xây dựng trạm bơm, làm thủy lợi nội đồng, quy hoạch đắp lô, bờ vùng, bờ thửa... đưa 18ha vào cấy 2 vụ lúa; cải tạo 30ha đất bãi dọc bờ sông Âm trồng mầu như: Ngô, Khoai, Lạc, Đậu...phát huy truyền thống của quê hương Xuân Thành, nhân dân Xuân Lập đã đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; tích cự tham gia lao động sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho gia đình và xã hội: trồng xả nấu tinh dầu cung cấp cho ngoại thương, trồng mía cung cấp cho nhà máy đường, chăn nuôi tằm lấy kén và các ngành nghề như tổ rèn, lò gạch, lò vôi, chăn nuôi lợn... Cuối năm 1964, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tặng Huân chương lao động hạng ba cho tập thể HTX Xuân Lập ghi nhận thành quả lao động sáng tạo của cán bộ và xã viên HTX.

Ngày nay, Xuân Lập đã ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều nhà cao tầng mọc lên, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, phong quang sạch đẹp; trẻ em trong độ tuổi được đến trường đi học...

4. Làng Xuân Liên:

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 195,42 ha. Dân số: 74 hộ và 306 khẩu, có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Thái. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 53,9% và dân tộc Thái chiếm 33%. Gồm có 10 dòng họ: Lương, Vi, Mai, Lữ, Lê, Hoàng, Nguyễn, Hà, Đào, Đinh.

Xuân Liên trước đây gọi (theo tiếng Thái) là Bản Tóm, được hình thành từ năm 1949, lúc này mới chỉ có 17 hộ. Khi cách mạng tháng 8 thành công, giặc Pháp điên cuồng đi cướp của, giết người ở các vùng núi phía Tây Thanhh Hóa. Vùng đất Bát Mọt cũng bị chúng đốt phá, nhân dân Bát mọt phải đưa con cháu vào rừng sâu chạy giặc.

Năm 1950, các cụ cao niên tìm hiểu và thấy có thể thành lập được bản làng ở mảnh đất này lúc bấy giờ là xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Ngư dân cư trú gồm có 2 hộ tại bản là hộ ông Đinh Công Ngôn và Hà Văn Phúc, sau khi thỏa thuận với thổ cư – người quản lý khu đất này thời đó là ông Lý Thổn, các cụ quyết định góp tiền mua đất để thành lập làng và có 15 hộ dân từ Bát Mọt về đây sinh sống.

Đến năm 1962, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đưa 15 hộ dân vùng xuôi lên khai hoang, phát triển kinh tế miền núi. Đến tháng 10 năm 1963, làng được cắt về huyện Thường Xuân lấy tên là HTX Xuân Liên thuộc xã Ngọc Phụng, sau này đổi tên thành thôn Xuân Liên. Đến năm 1998, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy Thường Xuân, sự lãnh đạo trực tiếp Đảng bộ xã Ngọc Phụng, thôn Xuân Liên được khai trương xây dựng làng văn hóa, là thôn thứ 2 của huyện và là đầu tiên của xã Ngọc Phụng được khi trương xây dựng làng văn hóa. Lúc này có 280 khẩu, 58 hộ và 13 dòng họ với 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống.

Cùng với sự thay đổi của thời gian, thôn Xuân Liên đã có nhiều đổi mới, đời sống kinh tế nhân dân ổn định và ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao, văn hóa, giáo dục theo đó được quan tâm, đầu tư phát triển.

5. Làng Xuân Thắng.

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 181,89 ha. Dân số: 311 hộ và 1195 khẩu, có 3 dân tộc Kinh, mường, Thái. Chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 98%. Với 13 dòng họ: Lê, Nguyễn, Tống, Trần, Đỗ, Phạm, Lưu, Bùi, Trịnh, Đàm, Cao, Đặng, Tô. PhÝa §«ng B¾c gi¸p x· Phïng Minh huyÖn Ngäc LÆc; PhÝa T©y Nam gi¸p th«n Xu©n Liªn; PhÝa §«ng Nam gi¸p th«n H­ng Long, th«n Hoµ L©m; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n LËp.

Xuân Thắng là vùng đất cổ, trước năm 1965 thuộc xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Thời Trần vùng đất cổ thuộc huyện Nga Lạc, châu Thanh Hóa. Thời Vua Lê Thái Tổ đến thời vua Tây Sơn (thế kỷ XV đến TK XVIII), vùng đất này có tên là Phụng Dưỡng thuộc sách Thúy Đà, nằm trong miền đất quan du của Miền Tây Thanh Hóa. Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ (gồm 17 mường), sau này gọi là Châu Ngọc và là Ngọc Lặc ngày nay.

Vùng đất Phụng Dưỡng xưa kia do một tù trưởng cai quản, dân chúng trong vùng sống bên nhau thân ái, nghĩa tình. Thế kỷ XV, Phụng Dưỡng là một trong những đia phương được Lê Lợi chọn làm hậu cứ, sau mỗi lần xung trận tiêu diệt quân thù, nghĩa quân Lam Sơn lại trở về hậu cứ để cũng cố binh mã, cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của nhân dân trong vùng đã chăm sóc tướng sỹ bị thương, Lê Lợi đã đặt tên cho vùng đất này là Làng Phụng Dưỡng. Nghĩa binh và dân chúng trong làng đã lập 02 đền thờ trời đất mong được che chở, phù hộ và sau này trở thành nơi thờ tự Vua Lê Lợi và vị Tù trưởng, dấu tích còn lại ở Hổ Sậy và Đồng Thổn ngày nay.

Năm 1962, thực hiện kế hoạch khai hoang phục hóa, vùng đất Phụng Dưỡng được tiếp nhận thêm 90 hộ dân từ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa tự nguyện đi xây dựng kinh tế mới. Vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ mục tiêu khai hoang, phục hóa đã cơ bản hoàn thành. Tháng 4 năm 1964, Chi bộ Đảng được thành lập, trên cơ sở 11 đảng viên đến định cư, là hạt nhân nòng cốt để lãnh đạo nhân dân ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Sau khi tham khảo các cụ cao niên, chi bộ quyết định đặt tên mới cho làng là làng Xuân Thắng. Năm 1964, xã Lương Ngọc huyện Ngọc Lặc được chia cắt về huyện Thường Xuân, để thành lập 02 xã Lương Sơn và Ngọc Phụng. Lấy chữ “Phụng” trong làng Phụng Dưỡng đặt tên cho xã Ngọc Phụng. Năm 1966, huyện Thường Xuân bị giặc Mỹ đánh phá ác liệt bằng không quân và tàu chiến, Ngọc Phụng được giao nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Các tổ kinh tế hợp nhất thành HTX nông nghiệp Xuân Thắng phát triển nhiều ngành nghề như: Rệt, Mộc, Gốm...phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiến tới hình thành HTX tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Năm 1967, Ngọc Phụng khởi công xây dựng công trình thủy lợi Hồ Sậy tại làng Xuân Thắng, đưa Ngọc Phụng trở thành vùng trọng điểm lúa nước của huyện cung cấp lương thực, thực phẩm cho chiến trường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cuộc tấn công mùa xuân năm 1975 toàn thắng, non sông thu về một mối, cả nước cùng đi lên xây dựng CNXH, làng Xuân Thắng cùng toàn xã bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Làng Xuân Thắng ngày nay đã thật sự đổi mới, só hộ khá giàu tăng lên, hộ nghèo giảm xuống, không có hộ đói, con em trong làng đến tuổi được đến trường đi học, nhiều người đã thành đạt và hiện nay đang giữ nhiều chức vụ quan trọng của huyện và xã. Nhân dân Xuân Thắng quyết tâm xây dựng làng trở thành làng văn hóa giàu đẹp góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

6. Làng Hòa Lâm.

Dân số: 319 hộ với 1240 khẩu, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 95%. Làng Hòa Lâm được hình thành trên cơ sở hợp nhất của các hợp tác xã Xuân Hòa và Xuân Lâm. Nằm dọc đường 507, với tổng diện tích 147,63ha, phÝa §«ng B¾c gi¸p th«n H­ng Long; PhÝa T©y Nam gi¸p th«n Xu©n Liªn, th«n Phó Vinh; PhÝa §«ng Nam gi¸p ThÞ trÊn Th­êng Xu©n; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n Th¾ng.

Trước năm 1962, đây là một vùng lau lách, gai găng hoang hóa thuộc địa phận của xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Theo tiếng gọi của Đảng, đồng bào miền xuôi các xã Xuân Yên, Phú Yên huyện Thọ Xuân, xã Thiệu Khánh, Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa lên khai hoang, định cư phát triển kinh tế, từ đó thôn Hòa Lâm được hình thành. Năm 1963, được tổ chức thành 5 HTX nông nghiệp, gồm có 136 hộ và 668 khẩu: Tán Thành gồm 43 hộ, 227 khẩu thuộc nhân dân xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân định cư; Ngọc Thanh gồm 26 hộ 106 khẩu; Ngọc Trung có 20 hộ, 86 khẩu là nhân dân xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa định cư; Ngọc Lâm có 22 hộ, 129 khẩu là nhân dân xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa định cư; Xuân Khánh có 23 hộ, 120 khẩu là nhân dân xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa định cư. Năm 1964, thực hiện chủ trương hợp nhất các HTX, Tán Thành và Ngọc Lâm hợp nhất thành HTX Xuân Hòa; Ngọc Trung, Ngọc Lâm và Xuân Khánh hợp nhất thành HTX Xuân Lâm. Năm 1965, Ngọc Phụng thuộc về huyện Thường Xuân. Năm 1966, hợp nhất Xuân Hòa và Xuân Lâm thành Hòa Lâm. Đến nay, Hòa Lâm đã có 17 dòng họ: Đỗ, Đào, Lê, Vũ, Phùng, Nguyễn, Trịnh, Hoàng, Bùi, Thân, Cầm, Lang, Lò, Vi, Quách, Đinh, Ngọ.

Quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân Hòa Lâm đã phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn. Nhiều năm liền, nhân dân Hòa Lâm thiếu lương thực, ăn không no, rét không đủ quần áo mặc, luôn phải đối mặt với nạn sốt rét rừng đe dọa. Trước khó khăn gay gắt đó, có lúc hầu hết nhân dân chán nản, toan tính trở về quê cũ hoặc đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, với lòng kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, thiếu thốn, nhân dân Hòa Lâm đã đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau làm ăn, phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Đến nay, Hòa Lâm không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Mang trong mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng, với lòng yêu nước, căm thù giặc, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nhiều người dân Hòa Lâm đã hăng hái lên đường nhập ngũ, chiến đấu và hi sinh anh dũng vì độc lập dân tộc. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng, đã có người được tặng danh hiệu dũng sĩ, tặng nhiều huân huy chương cao quý và nhiều người con Hòa Lâm trở thành sỹ quan chỉ huy trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Truyền thống cần cù lao động, đoàn kết, tương thân, tương ái và tinh thần yêu nước của nhân dân Hòa Lâm đang được nâng lên bội phần. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chi bộ Đảng nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh, là đơn vị xuất sắc về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; có nhiều thành tích trong phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Ngày nay nhân dân Hòa Lâm quyết tâm phát huy truyền thống tốt đẹp để xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

7. Làng Phú Vinh:

Dân số: 203 hộ với 881 khẩu, có 3 dân tộc cùng sinh sống, tập trung chủ yếu là dân tộc Thái và Kinh. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 50,6%, dân tộc Kinh chiếm 43,3%. Có 17 dòng họ cùng chung sống: Hà, Bùi, Lương, Vi...PhÝa §«ng B¾c gi¸p th«n Hoµ L©m; PhÝa T©y Nam gi¸p x· Xu©n CÈm; PhÝa §«ng Nam gi¸p ThÞ trÊn Th­êng Xu©n; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n Liªn. có diện tích tự nhiên là 180,88ha.

Làng Phú Vinh có nguồn gốc từ làng cổ có tên gọi là làng Ngơn hay bản Ngơn thuộc xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc trước đây và chính thức được thành lập từ năm 1968, do hai HTX Xuân Vinh và Xuân Phú hợp thành. Nằm ở phía Tây Nam của xã Ngọc Phụng dưới chân núi Bù Mẹ là một thung lũng được đồi núi xung quanh bao bọc dọc theo khe Ngòn từ chân núi Bù Mẹ đi sông Âm.

Làng Ngơn có cách đây khoảng 190 năm, có 4 hộ người dân tộc Thái ở Sầm Tớ - Lào về đây khai đất, lập làng, có 02 dòng họ Lê và Hà với 06 hộ, 20 khẩu. Đến khoảng thế kỷ XVIII, họ Lương từ huyện Lang Chánh chuyển về dựng nhà dọc theo khe Ngơn, từ đó làng Ngơn được hình thành, đời sống của bà con lúc bấy giờ chủ yếu là săn bắn hái lượm, phát nương làm rẫy. Sau đó có họ Bùi, họ Hà dân tộc Mường, họ vi từ xã Bát Mọt cùng đến để sinh sống và bắt đầu khai phá đất đai trồng cây lúa nước.

Trong chiều đại phong kiến, mọi hoạt động trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội và giao lưu văn hóa đều do các lý trưởng điều hành quản lý, của cải làm ra bị bọn cường hào, ác bá cướp bóc, chế độ phong kiến hà khắc làm cho đời sống nhân dân trong làng vô cùng cực khổ.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng của Việt Minh do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền, nhân dân trong làng đã bí mật giúp đỡ Việt Minh, che dấu cán bộ, cung cấp lương thực ủng hộ cách mạng. Đến năm 1945, hửng ứng phong trào cách mạng đứng lên cướp chính quyền, tịch thu ruộng đất chia cho dân nghèo. Nhân dân được chia ruộng thành lập tổ đổi công, sau đó tự nguyện đóng góp trâu bò, ruộng đất thành lập HTX, lấy tên là HTX Xuân Phú. Đến năm 1965, làng Ngơn được tiếp nhận thêm 27 hộ dân tộc Kinh, trong đó có 9 hộ xã Thiệu Hưng huyện Thiệu Hóa, 11 hộ xã Xuân Thành và 7 hộ xã Phú Yên huyện Thọ Xuân, được thành lập 01 HTX có tên gọi là Xuân Vinh. Năm 1968, hai HTX Xuân Vinh và Xuân Phú hợp nhất thành làng Phú Vinh ngày nay.

Suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nhân dân trong làng đã tiếp đón, che dấu và nuôi dưỡng nhiều đoàn cán bộ, bộ đội về công tác và hoạt động cách mạng. Làng Ngơn đã có hơn 100 lượt người tham gia kháng chiến, có 6 người con của quê hương đã hi sinh, 6 người đã để lại một phần máu thịt nơi chiến trường trở về thành thương binh tàn nhưng không phế. Nhân dân trong làng đoàn kết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn và vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đói nghèo, lạc hậu, giặc đói, giặc dốt hoành hành, Phú Vinh ngày nay đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thân được nâng cao. Nhiều gia đình đã xây được nhà ngói, nhà kiên cố, 100% số hộ được dùng điện lưới Quốc gia, đường làng ngõ xóm phong quang sạch đẹp, các hoạt động văn hóa thể thao được các thành viên trong làng tích cực tham gia, trẻ em trong độ tuổi được đến trường đi học...

Để tiếp bước truyền thống cha ông, thế hệ trẻ Phú Vinh ngày nay đã và đang hưởng ứng, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn giúp nhau làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng làng ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

8. Làng Hưng Long.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 180,88 ha. Dân số 359 hộ, 1411 khẩu. Gồm có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống. Trong đó chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 66,8%, dân tộc Mường 30,8%, dân tộc Kinh 2,4%. Đặc biệt, trong thôn có hộ khẩu theo Đạo Thiên Chúa. PhÝa §«ng B¾c gi¸p th«n T©n LËp x· Xu©n D­¬ng; PhÝa T©y Nam gi¸p th«n Xu©n Th¾ng, th«n Hoµ L©m; PhÝa §«ng Nam gi¸p x· Xu©n D­¬ng; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n Th¾ng, x· Phïng Minh, huyÖn Ngäc LÆc.

Hưng Long được hình thành trên cơ sở của 3 làng cổ: Làng Ván, làng Trại và làng Xuội nằm trong hệ thống núi đồi vùng thượng nguồn sông Chu thuộc hệ Võng chồng Sầm Nưa, xung quanh là các chèn đồi, ở giữa là vùng bình nguyên tươi tốt. Thế kỷ XV trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, vùng đất này được vua Lê Lợi chọn làm nơi huấn luyện binh sỹ, người Mường là cư dân gốc ở đây đã tự nguyện hiến đất và ra nhập nghĩa quân. Vùng đất địa linh này đã giúp vua Lê làm nên nghiệp lớn. Đến đầu thế kỷ XX vùng đất mới được khai phá, dần dần trở thành 3 làng cổ.

Làng Ván: Trước thời Châu Ngọc do đạo Mường từ huyện Lang Chánh chạy về lấn chiếm đất đai, lấy gianh giới từ hón Mong đến hón Ván. Khi Châu Ngọc hình thành, được phân bổ thành làng, làng này bên cạnh hón Ván được gọi là làng Ván, có 7 hộ và 26 khẩu, có 4 dòng họ: Hà, Quách, Trương, Bùi.

Làng Xuội: Có địa giới kéo dài đến đồi bà Chạn xã Xuân Dương. Đây là vùng đất sỏi, từ lâu được tương truyền là vùng đất thiêng và được các thầy địa lý cho rằng: "Ai lập nghiệp ở đây sẽ nổi Quận Công". Địa danh làng Xuội từ tên đồi đất sỏi được gọi chệch âm là làng Xuội. Lúc mới hình thành làng chỉ có 4 hộ và 18 khẩu.

Làng Trại: Lúc đầu mới hình thành do 4 ông: Bùi Văn Hào, Bùi Văn Đàn, Quách Văn Hán và Quách Văn Thư có nguồn gốc theo đạo Thiên Chúa từ huyện Thạch Thành về lập trại khai phá đất đai. Trong quán trình khai hoang có sự tranh chấp đất đai giữa 3 làng (làng Xuội, làng Đoàn Sơn, làng Trại). Để không xảy ra tranh chấp, 3 làng này đã đào một cái ao dài phân chia ganh giới theo dòng chảy thề không tranh cấp, khu vực này được nhân dân gọi là Bàn thề.

Sau cách mạng tháng 8/1945, ba làng cổ này được tháp nhập thành 1 làng lấy tên là làng Tân Long, lúc này có 30 hộ và 150 khẩu. Năm 1960, Đảng và Nhà nước có chủ trương dưa đồng bào miền xuôi lên miền núi định canh, định cư xây dựng kinh tế, ổn định cuộc sống. Làng Tân Long được tiếp nhận 18 hộ và trở thành HTX Tân Long. Sau đó, làng được tiếp nhận 37 hộ và 173 khẩu từ xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa lên định cư và thành lập HTX Xuân Hưng; xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Nguyên định cư lên 24 hộ và thành lập HTX Ngọc Tiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ba HTX bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cưu mang, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, khai phá biến vùng đất hoang vu trở thành một vùng quê trù phú. Năm 1965, ba HTX Tân Long, Xuân Hưng, Ngọc Tiến sáp nhập thành một HTX lớn lấy tên là HTX Hưng Long. Đến năm 1975 Nhà nước có chủ trương thành lập HTX bậc cao, ba HTX Hưng Long, Hòa Lâm, Phú Vinh hợp nhất thành HTX Xuân Minh. Năm 1980, do vị trí địa lý và phong tục tập quán của từng địa phương có nhiều bất cập trong quản lý sản xuất và lao động, xã Ngọc Phụng đã đề xuất với huyện xin tách HTX Xuân Minh thành ba HTX nhỏ như trước đây. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ, nhân dân các dân tộc Hưng Long tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, áp dụng KHKT vào thâm canh tăng năng xuất, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều hộ đã vượt lên khó khăn làm giàu chính đáng, nhà tranh vách đất xua kia được thay thế bằng nhiều nhà xây dựng kiên cố, 100% số hộ được dùng điện lưới, đường làng, ngõ được mở mang phong quang sạch đẹp, trẻ em trong độ tuổi được đến trường đi học...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước, Hưng Long đã có hơn 200 lượt người con xung phong ra chiến trường, nhiều người đã anh dũng hi sinh, nhiều người đã để lại phần xương máu của mình vì sự bình yên cho Tổ quốc và được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân huy chương cao quý.

Hưng Long luôn kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, sự kết hợp hài hòa thuần phong mỹ tục của các làng cổ để nhân dân các dân tộc cùng chung sống trong tình làng nghĩa xóm gắn kết, keo sơn. Người cao tuổi được tôn kính, người có công lao có học vị được suy tôn, các cháu nhỏ đang tuổi đến trường được yêu thương chăm sóc, những người lầm lỗi biết hối cải, ăn năn được bà con mở rộng vòng tay cưu mang, đùm bọc.

II. ĐỐI CHIẾU TÊN LÀNG, BẢN MƯỜNG TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.

TT

Tên làng

Trước năm 1945

(Thuộc Mường, Tổng)

Sau năm 1945

(Thuộc xã, huyện)

1

Quyết Tiến

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

2

Xuân Thành

- Năm 1815 thuộc Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Năm 1945 thuộc Xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

3

Xuân Lập

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Năm 1945 thuộc Xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

4

Xuân Thắng

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Năm 1945 thuộc Xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

5

Xuân Liên

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

6

Hòa Lâm

Trước năm 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

7

Hưng Long

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

8

Phú Vinh

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 – 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

I. Cộng đồng dân cư. (năm 2010).

Toàn xã có 1.887 hộ, 7528 khẩu, gồm có 3 dân tộc. Trong đó: Dân tộc Kinh có 1466 hộ với 5749 khẩu, chiếm 76,4%; dân tộc Mường có 278 hộ với 1.070 khẩu chiếm 14,2%; dân tộc Thái có 143 hộ với 664 khẩu chiếm 8,8%. Có 132 hộ, 617 khẩu theo đạo thiên chúa giáo.

Với những nét truyền thống văn hóa khác nhau của các dân tộc trong xã đã tạo nên bản sắc văn hóa tiêu biểu cho vùng đất giàu truyền thống với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó:

Người Mường cổ sống tập trung chủ yếu ở thôn Xuân Thành và Hưng Long, có nhiều nét văn hóa đẹp đó là phong tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, tổ chức lễ thượng - hạ điền, tết nguyên tiêu, các sản phẩm văn hóa vật thể nhà ở, công cụ lao động, đồ đan lát, nghề dệt và văn nghệ dân gian như truyện kể, ca dao, tục ngữ, dân ca xường, trống, chiêng, sáo ôi.;

Dân tộc Thái chủ yếu sống tập trung ở 2 thôn Phú Vinh vá Xuân Liên có nguồn gốc ở Yên Khương - Lang Chánh và từ vùng biên giới Bát Mọt, đều là người Thái Mưới. Nhiều cụ cao tuổi còn lưu giữ được chữ viết cổ truyền của dân tộc (loại chữ Thái Thanh - Tày Đènh), đánh cồng chiêng, chơi khèn bè, pi khuy (một lợi sáo), các điệu khặp, điệu khua luống, múa hát nghi lễ Kin chá (múa hát xung quanh cây hoa), ở thôn Xuân Liên duy trì Lễ Lau Kha vào ngày 09/10 âm lịch hàng năm và phát triển thành Hội làng.

Dân tộc Kinh có mặt ở tất cả các thôn của xã, phần lớn đến sau năm 1960 theo chủ trương định canh, định cư kinh tế mới của Đảng. Là lớp dân cư đến sau nhưng người Kinh đã có những đóng góp hết sức quan trọng làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, văn hoá địa phương. Người Kinh luôn phát huy được truyền thống, văn hóa của quê hương cũ, tính tình ôn hòa, cần cù lao động, siêng năng học hành, sống giản dị, tiết kiệm, lễ tết, việc hiếu hỷ đều ít phô trương, tốn kém.

Nét độc nổi bật nhất trong văn hóa, lịch sử cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, Kinh Ngọc Phụng là tên khe, tên núi, tên đất gắn liền với khởi nghĩa Lam Sơn của anh hùng dân tộc Lê Lợi thế kỷ XV.

II. GIỚI THIỆU TỪNG LÀNG CỦA XÃ.

1. Làng Quyết Tiến.

Quyết Tiến trước kia có tên gọi là Vụng Khế, nằm ở vị trí phía Tây Bắc xã Ngọc Phụng dọc theo đường 507, có tổng diện tích đất tự nhiên là 231,37 ha. Dân số: 123 hộ và 499 khẩu, có 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó tập trung chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 97%. Phía Đông Nam giáp làng Xuân Thành; phía Đông Bắc giáp làng Mui, xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc; phía Tây Bắc giáp với xã Lương Sơn; phía Tây Nam giáp xã Xuân Cẩm và xã Lương Sơn. Theo quyết định số 232/QĐ-BNV ngày 04/9/1964 của Bộ nội vụ, cắt xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc thành 02 xã Lương Sơn và Ngọc Phụng trong đó có Phố Mé - làng Quyết Tiến ngày nay về huyện Thường Xuân.

Quyết Tiến được kế thừa truyền thống văn hóa của vùng đất cổ - Vụng Khế thuộc làng Me hay còn gọi là làng Mẹ, vùng đất cổ đã từng gắn chặt với cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh thế kỷ XV do anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo và đã trở thành hậu cứ của nghĩa quân, những người thiệt mạng trong cuộc kháng chiến được đưa về an nghỉ vĩnh hằng tại chân núi Bù Mẹ, tức là phố Mé - làng Quyết Tiến ngày nay. Nghĩa trang của nghĩa quân Lam Sơn hiện đang được lưu giữ có tới hàng trăm ngôi mộ cổ được xếp đánh dấu bằng những phiến đá to nhỏ khác nhau trên diện tích rộng 1ha.

Dòng sông Âm hợp lưu với Hón Giường chảy qua địa phận của làng song song với trục đường 507 tạo thành vị trí tập kết, vận chuyển, buôn bán lâm sản và giao thương thuận lợi. Đi theo tiếng gọi của Đảng, nhiều người đã về đây khai khẩn vùng đất thiêng để sinh cơ lập nghiệp. Thời kỳ bao cấp, Quyết Tiến là một làng quê nghèo của xã Ngọc Phụng, giao thông đi lại khó khăn, đời sống nhân dân thiếu thốn: 100% hộ đói, 80% mù chữ...Bước vào công cuộc đổi mới và hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", Quyết Tiến đã có nhiều đổi mới, từ một phố núi heo hút, chỉ có vài hộ, đến nay làng Quyết Tiến đã có 14 dòng họ đến sinh cơ lập nghiệp, gồm các dòng họ: Nguyễn, Lê, Trịnh, Đào, Đỗ, Lương, Trần, Hà, Phạm, Chu, Ngân, Hoàng, Đặng, Lường. Các dòng họ từ các vùng quê khác nhau về đây lập nghiệp đã mang theo nhiều sắc thái văn hóa khác nhau để xây dựng quê hương mới. Cùng với việc giao đất, giao rừng và cho vay vốn để tự sản xuất kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật vận dụng vào thực tiễn. Quyết Tiến hôm nay không còn người mù chữ, trẻ em đến tuổi được đến trường, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt.

2. Làng Xuân Thành:

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 298,33 ha. Dân số: 200 hộ và 782 khẩu, có 3 dân tộc cùng chung sống: Kinh, Thái, Mường, chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 64%. PhÝa §«ng B¾c gi¸p x· Phïng Minh huyÖn Ngäc LÆc; PhÝa T©y Nam gi¸p x· Xu©n CÈm, x· L­¬ng S¬n; PhÝa §«ng Nam gi¸p th«n Xu©n LËp, Xu©n Liªn; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n QuyÕt TiÕn.

Xuân Thành là miền đất cổ còn có tên là Lũng Mi, Trại Mé, Làng Mé. Vùng đất cổ sơ này được hình thành từ niên Đại Trung sinh (Mesozoic), nằm chếch về hướng Tây Bắc xã Ngọc Phụng dọc theo đường 507.

Vùng đồi núi phía Tây Nam có đỉnh Bù Mẹ hay còn gọi là đỉnh Bù Sèo. Là nơi bắt nguồn của cả chục khe ngòi chạy theo hướng Tây Đông đổ ra sông Âm cắt đường 507 ở nhiều đoạn mà ngày nay đã cho xây nhiều cầu cống, các khe ngòi bắt nguồn từ núi Bù Mẹ là nguồn cung cấp nước quan trọng trong sản xuất nông nghiệp không chỉ cho nhân dân trong làng mà cho toàn xã Ngọc Phụng.

Núi Bù Mẹ không chỉ có tiềm năng lợi thế phát triển rừng, khoáng sản mà còn là cảnh quan thiên nhiên, nhân văn độc đáo. Các khe ngòi chảy từ trên núi xuống độ dốc lớn tạo nên nhiều thác nước đẹp, trong đó có thác nước 7 tầng; đặc biệt vùng chân núi có các làng cổ Phụng Dưỡng, Lũng Mi còn nhiều dấu tích về khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV, trong đó Lũng Mi được coi là căn cứ Lũng Nhai nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai. Vùng đất cổ Xuân Thành nằm trong hệ thống "Võng chồng Sầm nừa" hình thành ở phía Nam đối với sông Mã. Võng chồng này đi từ Sầm Nưa (Lào) vào thượng lưu sông Chu, kiến tạo nên dãy núi Bù Mẹ chạy dọc theo trục Tây Bắc-Đông Nam của xã tạo nên địa hình nghiêng từ phía Tây sang Đông. Thời Trần Lũng Mi thuộc huyện Ma Lạc Châu Thanh Hóa, từ thời vua Lê Thái Tổ thế kỷ XV đến thời Tây Sơn thế kỷ XVIII tên cổ Làng Mé mới được chính thức hình thành thuộc sách Thủy Đà nằm trong nằm chung trong vùng đất Quan Du của miền Tây Thanh Hóa. Năm 1900, huyện Ngọc Lặc chính thức có tên trong bản đồ. Địa danh làng Mé thuộc Mường Chẹ một trong 17 mường của huyện Ngọc Lặc sau này. Làng Mé cổ có hai Chòm: Chòm Phú Điền và Chòm Phú Minh. Thế kỷ XV trước họa giặc Minh sâm lược nước ta, người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã chọn địa danh Lũng Mi làm nơi đóng quân, để từ trên đỉnh Bù Mẹ (núi Mẹ) có thể cảnh giới, quan sát được động tĩnh bốn phương, bên cạnh có vùng đất Lũng Mi "Tiến có thể công" "Thoái có thể thủ", nơi đóng trại có tướng Lê Lai chỉ huy được các tù trưởng mường và dân chúng cưu mang, đùm bọc. Trong một trận tử chiến với giặc Minh, vua Lê Lợi và nghĩa quân rơi vào thế bị bao vây, Lê Lai đã đóng giả Lê Lợi để liều mình cứu Chúa. Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, nhà vua đóng đô tại Lam Kinh, các Tù Trưởng trong vùng đã trình tấu lên vua xin lập hai đền thờ mẫu người có công sinh thành, dưỡng dục Lê Lai và một đền thờ Lê Lai tại điểm ông đã đóng trại rồi xuất binh đi cứu chúa. Ý nguyện của dân được vua chuẩn tấu kèm theo sắc phong, phong thần cho Lê Lai. Trải qua những gió bụi, phong trần đền thờ xuống cấp, các pho tượng thờ và sắc phong đều bị hư hỏng, nhưng truyền thống yêu nước, thương nòi, sống nghĩa tình vẫn là thuần phong mỹ tục của làng.

Thực dân pháp xâm lược Việt Nam, vua quan nhà Nguyễn ươn hèn đã dâng nước ta cho Pháp, nhân dân làng Mé đã anh dũng đứng lên đi theo ngọn cờ Cần Vương của Sỹ Phu yêu nước Cầm Bá Thước đấu tranh với tư bản Pháp để đòi lại quyền lợi cho chính mình. Ngày 23/8/1945, tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 ở Châu Ngọc, nhân dân làng Mé đã đứng lên đi theo Đảng, cùng xã Lương Ngọc tham gia kháng chiến kiến quốc.

Năm 1960, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Thanh Hóa có chủ trương đưa đồng bào miền xuôi đi khai hoang xây dựng kinh tế miền núi, làng Mé được vinh dự đón tiếp 12 hộ = 62 khẩu ở xã Phú Yên, có 3 đảng viên, 52 hộ = 260 khẩu của xã Xuân Thành huyện Thọ Xuân. Sauk hi bố trí nơi ăn, chốn ở ổn định cho đồng bào định cư, chi bộ Đảng đã có hội nghị khẩn cấp bàn phương án lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất và quyết định đặt tên cho làng mé mới là làng Xuân Thành. Tên mới Xuân Thành thay cho làng Mé trước đây để đánh dấu mốc thời gian làng được tái thành lập đông đủ vào mùa xuân, đồng thời gợi cho con cháu hậu thế biết 52 hộ của xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân lên định cư. Hợp tác xã Xuân Thành được thành lập gồm 3 tổ sản xuất luôn trao đổi, học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng hợp tác xã. Đến nay, Xuân Thành có dòng họ: Lê, Bùi, Phạm...

Bị thất bại đau đớn ở niền Nam, giặc Mỹ chuẩn bị các điều kiện để leo thang đánh phá miền Bắc. Xuân Thành là một trong những địa điểm sẽ bị đánh phá. Trong năm 1964, máy bay B52 Mỹ đã 2 lần giải thảm vào khu vực làng Xuân Thành, làm chết 5 người, hư hại nhiều nhà cửa và trâu bò nhưng nhân dân các dân tộc Xuân Thành vẫn kiên cường bám đất sản xuất, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền nam.

Năm 1963, Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa có quyết định điều chỉnh lại địa giới hành chính. Xã Lương Ngọc huyện Ngọc Lặc được cắt về Thường Xuân được thành lập hai xã Lương Sơn và Ngọc Phụng, nhân dân trong làng càng đoàn kết hơn để hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Mặc dù phải xây dựng quê hương trong điều kiện chiến tranh, làng Xuân Thành đã được Chi bộ Đảng lãnh đạo hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầu tư phát triển sản xuất.

Xuân Thành là một làng quê có chiều dài lịch sử, có truyền thống hiếu học, nhiều người đã thành đạt ở học vị cao, nhiều người đã trở thành cán bộ cốt cán của Đảng. Bước sang thế kỷ 21, nhân dân các dân tộc Xuân Thành đang tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, cán bộ và nhân dân Xuân Thành quyết tâm cùng với xã thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Trong tương lai nếu được định mức đầu tư đúng mức sẽ tạo nên tuor du lịch sinh thái - nhân văn hấp dẫn, mở ra triển vọng mới phát triển ngành du lịch - dịch vụ, khi đó Xuân Thành - xã Ngọc Phụng sẽ trở thành một địa điểm được nhiều người trong cả nước và trên thế giới biết đến gắn với tên tuổi của anh hùng dân tộc Lê Lợi.

3. Làng Xuân Lập:

Xuân Lập được hình thành từ tháng 2 năm 1962, trước đây còn có tên là HTX Tân Lập, đến tháng 12/1965 có 124 hộ nhân dân xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân tình nguyện theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước đi khai hoang phát triển kinh tế, văn hóa miền núi lập ra HTX Xuân Lập.

Ban đầu đời sống nhân dân hết sức khó khăn, ruộng đất canh tác chỉ có 5 ha cấy một vụ lúa. Được sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là Tỳ khai hoang Thanh Hóa, nhân dân HTX Xuân Lập đã tiến hành khai hoang phục hóa: xây dựng trạm bơm, làm thủy lợi nội đồng, quy hoạch đắp lô, bờ vùng, bờ thửa... đưa 18ha vào cấy 2 vụ lúa; cải tạo 30ha đất bãi dọc bờ sông Âm trồng mầu như: Ngô, Khoai, Lạc, Đậu...phát huy truyền thống của quê hương Xuân Thành, nhân dân Xuân Lập đã đoàn kết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau; tích cự tham gia lao động sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho gia đình và xã hội: trồng xả nấu tinh dầu cung cấp cho ngoại thương, trồng mía cung cấp cho nhà máy đường, chăn nuôi tằm lấy kén và các ngành nghề như tổ rèn, lò gạch, lò vôi, chăn nuôi lợn... Cuối năm 1964, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tặng Huân chương lao động hạng ba cho tập thể HTX Xuân Lập ghi nhận thành quả lao động sáng tạo của cán bộ và xã viên HTX.

Ngày nay, Xuân Lập đã ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều nhà cao tầng mọc lên, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, phong quang sạch đẹp; trẻ em trong độ tuổi được đến trường đi học...

4. Làng Xuân Liên:

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 195,42 ha. Dân số: 74 hộ và 306 khẩu, có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Thái. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 53,9% và dân tộc Thái chiếm 33%. Gồm có 10 dòng họ: Lương, Vi, Mai, Lữ, Lê, Hoàng, Nguyễn, Hà, Đào, Đinh.

Xuân Liên trước đây gọi (theo tiếng Thái) là Bản Tóm, được hình thành từ năm 1949, lúc này mới chỉ có 17 hộ. Khi cách mạng tháng 8 thành công, giặc Pháp điên cuồng đi cướp của, giết người ở các vùng núi phía Tây Thanhh Hóa. Vùng đất Bát Mọt cũng bị chúng đốt phá, nhân dân Bát mọt phải đưa con cháu vào rừng sâu chạy giặc.

Năm 1950, các cụ cao niên tìm hiểu và thấy có thể thành lập được bản làng ở mảnh đất này lúc bấy giờ là xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Ngư dân cư trú gồm có 2 hộ tại bản là hộ ông Đinh Công Ngôn và Hà Văn Phúc, sau khi thỏa thuận với thổ cư – người quản lý khu đất này thời đó là ông Lý Thổn, các cụ quyết định góp tiền mua đất để thành lập làng và có 15 hộ dân từ Bát Mọt về đây sinh sống.

Đến năm 1962, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đưa 15 hộ dân vùng xuôi lên khai hoang, phát triển kinh tế miền núi. Đến tháng 10 năm 1963, làng được cắt về huyện Thường Xuân lấy tên là HTX Xuân Liên thuộc xã Ngọc Phụng, sau này đổi tên thành thôn Xuân Liên. Đến năm 1998, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy Thường Xuân, sự lãnh đạo trực tiếp Đảng bộ xã Ngọc Phụng, thôn Xuân Liên được khai trương xây dựng làng văn hóa, là thôn thứ 2 của huyện và là đầu tiên của xã Ngọc Phụng được khi trương xây dựng làng văn hóa. Lúc này có 280 khẩu, 58 hộ và 13 dòng họ với 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống.

Cùng với sự thay đổi của thời gian, thôn Xuân Liên đã có nhiều đổi mới, đời sống kinh tế nhân dân ổn định và ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng được nâng cao, văn hóa, giáo dục theo đó được quan tâm, đầu tư phát triển.

5. Làng Xuân Thắng.

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 181,89 ha. Dân số: 311 hộ và 1195 khẩu, có 3 dân tộc Kinh, mường, Thái. Chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 98%. Với 13 dòng họ: Lê, Nguyễn, Tống, Trần, Đỗ, Phạm, Lưu, Bùi, Trịnh, Đàm, Cao, Đặng, Tô. PhÝa §«ng B¾c gi¸p x· Phïng Minh huyÖn Ngäc LÆc; PhÝa T©y Nam gi¸p th«n Xu©n Liªn; PhÝa §«ng Nam gi¸p th«n H­ng Long, th«n Hoµ L©m; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n LËp.

Xuân Thắng là vùng đất cổ, trước năm 1965 thuộc xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Thời Trần vùng đất cổ thuộc huyện Nga Lạc, châu Thanh Hóa. Thời Vua Lê Thái Tổ đến thời vua Tây Sơn (thế kỷ XV đến TK XVIII), vùng đất này có tên là Phụng Dưỡng thuộc sách Thúy Đà, nằm trong miền đất quan du của Miền Tây Thanh Hóa. Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ (gồm 17 mường), sau này gọi là Châu Ngọc và là Ngọc Lặc ngày nay.

Vùng đất Phụng Dưỡng xưa kia do một tù trưởng cai quản, dân chúng trong vùng sống bên nhau thân ái, nghĩa tình. Thế kỷ XV, Phụng Dưỡng là một trong những đia phương được Lê Lợi chọn làm hậu cứ, sau mỗi lần xung trận tiêu diệt quân thù, nghĩa quân Lam Sơn lại trở về hậu cứ để cũng cố binh mã, cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của nhân dân trong vùng đã chăm sóc tướng sỹ bị thương, Lê Lợi đã đặt tên cho vùng đất này là Làng Phụng Dưỡng. Nghĩa binh và dân chúng trong làng đã lập 02 đền thờ trời đất mong được che chở, phù hộ và sau này trở thành nơi thờ tự Vua Lê Lợi và vị Tù trưởng, dấu tích còn lại ở Hổ Sậy và Đồng Thổn ngày nay.

Năm 1962, thực hiện kế hoạch khai hoang phục hóa, vùng đất Phụng Dưỡng được tiếp nhận thêm 90 hộ dân từ các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa tự nguyện đi xây dựng kinh tế mới. Vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ mục tiêu khai hoang, phục hóa đã cơ bản hoàn thành. Tháng 4 năm 1964, Chi bộ Đảng được thành lập, trên cơ sở 11 đảng viên đến định cư, là hạt nhân nòng cốt để lãnh đạo nhân dân ổn định đời sống, phát triển kinh tế. Sau khi tham khảo các cụ cao niên, chi bộ quyết định đặt tên mới cho làng là làng Xuân Thắng. Năm 1964, xã Lương Ngọc huyện Ngọc Lặc được chia cắt về huyện Thường Xuân, để thành lập 02 xã Lương Sơn và Ngọc Phụng. Lấy chữ “Phụng” trong làng Phụng Dưỡng đặt tên cho xã Ngọc Phụng. Năm 1966, huyện Thường Xuân bị giặc Mỹ đánh phá ác liệt bằng không quân và tàu chiến, Ngọc Phụng được giao nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Các tổ kinh tế hợp nhất thành HTX nông nghiệp Xuân Thắng phát triển nhiều ngành nghề như: Rệt, Mộc, Gốm...phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiến tới hình thành HTX tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Năm 1967, Ngọc Phụng khởi công xây dựng công trình thủy lợi Hồ Sậy tại làng Xuân Thắng, đưa Ngọc Phụng trở thành vùng trọng điểm lúa nước của huyện cung cấp lương thực, thực phẩm cho chiến trường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cuộc tấn công mùa xuân năm 1975 toàn thắng, non sông thu về một mối, cả nước cùng đi lên xây dựng CNXH, làng Xuân Thắng cùng toàn xã bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Làng Xuân Thắng ngày nay đã thật sự đổi mới, só hộ khá giàu tăng lên, hộ nghèo giảm xuống, không có hộ đói, con em trong làng đến tuổi được đến trường đi học, nhiều người đã thành đạt và hiện nay đang giữ nhiều chức vụ quan trọng của huyện và xã. Nhân dân Xuân Thắng quyết tâm xây dựng làng trở thành làng văn hóa giàu đẹp góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

6. Làng Hòa Lâm.

Dân số: 319 hộ với 1240 khẩu, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 95%. Làng Hòa Lâm được hình thành trên cơ sở hợp nhất của các hợp tác xã Xuân Hòa và Xuân Lâm. Nằm dọc đường 507, với tổng diện tích 147,63ha, phÝa §«ng B¾c gi¸p th«n H­ng Long; PhÝa T©y Nam gi¸p th«n Xu©n Liªn, th«n Phó Vinh; PhÝa §«ng Nam gi¸p ThÞ trÊn Th­êng Xu©n; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n Th¾ng.

Trước năm 1962, đây là một vùng lau lách, gai găng hoang hóa thuộc địa phận của xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Theo tiếng gọi của Đảng, đồng bào miền xuôi các xã Xuân Yên, Phú Yên huyện Thọ Xuân, xã Thiệu Khánh, Thiệu Đô huyện Thiệu Hóa lên khai hoang, định cư phát triển kinh tế, từ đó thôn Hòa Lâm được hình thành. Năm 1963, được tổ chức thành 5 HTX nông nghiệp, gồm có 136 hộ và 668 khẩu: Tán Thành gồm 43 hộ, 227 khẩu thuộc nhân dân xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân định cư; Ngọc Thanh gồm 26 hộ 106 khẩu; Ngọc Trung có 20 hộ, 86 khẩu là nhân dân xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa định cư; Ngọc Lâm có 22 hộ, 129 khẩu là nhân dân xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa định cư; Xuân Khánh có 23 hộ, 120 khẩu là nhân dân xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa định cư. Năm 1964, thực hiện chủ trương hợp nhất các HTX, Tán Thành và Ngọc Lâm hợp nhất thành HTX Xuân Hòa; Ngọc Trung, Ngọc Lâm và Xuân Khánh hợp nhất thành HTX Xuân Lâm. Năm 1965, Ngọc Phụng thuộc về huyện Thường Xuân. Năm 1966, hợp nhất Xuân Hòa và Xuân Lâm thành Hòa Lâm. Đến nay, Hòa Lâm đã có 17 dòng họ: Đỗ, Đào, Lê, Vũ, Phùng, Nguyễn, Trịnh, Hoàng, Bùi, Thân, Cầm, Lang, Lò, Vi, Quách, Đinh, Ngọ.

Quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân Hòa Lâm đã phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn. Nhiều năm liền, nhân dân Hòa Lâm thiếu lương thực, ăn không no, rét không đủ quần áo mặc, luôn phải đối mặt với nạn sốt rét rừng đe dọa. Trước khó khăn gay gắt đó, có lúc hầu hết nhân dân chán nản, toan tính trở về quê cũ hoặc đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, với lòng kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn, thiếu thốn, nhân dân Hòa Lâm đã đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau làm ăn, phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Đến nay, Hòa Lâm không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Mang trong mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng, với lòng yêu nước, căm thù giặc, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nhiều người dân Hòa Lâm đã hăng hái lên đường nhập ngũ, chiến đấu và hi sinh anh dũng vì độc lập dân tộc. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng, đã có người được tặng danh hiệu dũng sĩ, tặng nhiều huân huy chương cao quý và nhiều người con Hòa Lâm trở thành sỹ quan chỉ huy trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Truyền thống cần cù lao động, đoàn kết, tương thân, tương ái và tinh thần yêu nước của nhân dân Hòa Lâm đang được nâng lên bội phần. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chi bộ Đảng nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh, là đơn vị xuất sắc về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; có nhiều thành tích trong phong trào xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư. Ngày nay nhân dân Hòa Lâm quyết tâm phát huy truyền thống tốt đẹp để xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

7. Làng Phú Vinh:

Dân số: 203 hộ với 881 khẩu, có 3 dân tộc cùng sinh sống, tập trung chủ yếu là dân tộc Thái và Kinh. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 50,6%, dân tộc Kinh chiếm 43,3%. Có 17 dòng họ cùng chung sống: Hà, Bùi, Lương, Vi...PhÝa §«ng B¾c gi¸p th«n Hoµ L©m; PhÝa T©y Nam gi¸p x· Xu©n CÈm; PhÝa §«ng Nam gi¸p ThÞ trÊn Th­êng Xu©n; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n Liªn. có diện tích tự nhiên là 180,88ha.

Làng Phú Vinh có nguồn gốc từ làng cổ có tên gọi là làng Ngơn hay bản Ngơn thuộc xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc trước đây và chính thức được thành lập từ năm 1968, do hai HTX Xuân Vinh và Xuân Phú hợp thành. Nằm ở phía Tây Nam của xã Ngọc Phụng dưới chân núi Bù Mẹ là một thung lũng được đồi núi xung quanh bao bọc dọc theo khe Ngòn từ chân núi Bù Mẹ đi sông Âm.

Làng Ngơn có cách đây khoảng 190 năm, có 4 hộ người dân tộc Thái ở Sầm Tớ - Lào về đây khai đất, lập làng, có 02 dòng họ Lê và Hà với 06 hộ, 20 khẩu. Đến khoảng thế kỷ XVIII, họ Lương từ huyện Lang Chánh chuyển về dựng nhà dọc theo khe Ngơn, từ đó làng Ngơn được hình thành, đời sống của bà con lúc bấy giờ chủ yếu là săn bắn hái lượm, phát nương làm rẫy. Sau đó có họ Bùi, họ Hà dân tộc Mường, họ vi từ xã Bát Mọt cùng đến để sinh sống và bắt đầu khai phá đất đai trồng cây lúa nước.

Trong chiều đại phong kiến, mọi hoạt động trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội và giao lưu văn hóa đều do các lý trưởng điều hành quản lý, của cải làm ra bị bọn cường hào, ác bá cướp bóc, chế độ phong kiến hà khắc làm cho đời sống nhân dân trong làng vô cùng cực khổ.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng của Việt Minh do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền, nhân dân trong làng đã bí mật giúp đỡ Việt Minh, che dấu cán bộ, cung cấp lương thực ủng hộ cách mạng. Đến năm 1945, hửng ứng phong trào cách mạng đứng lên cướp chính quyền, tịch thu ruộng đất chia cho dân nghèo. Nhân dân được chia ruộng thành lập tổ đổi công, sau đó tự nguyện đóng góp trâu bò, ruộng đất thành lập HTX, lấy tên là HTX Xuân Phú. Đến năm 1965, làng Ngơn được tiếp nhận thêm 27 hộ dân tộc Kinh, trong đó có 9 hộ xã Thiệu Hưng huyện Thiệu Hóa, 11 hộ xã Xuân Thành và 7 hộ xã Phú Yên huyện Thọ Xuân, được thành lập 01 HTX có tên gọi là Xuân Vinh. Năm 1968, hai HTX Xuân Vinh và Xuân Phú hợp nhất thành làng Phú Vinh ngày nay.

Suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nhân dân trong làng đã tiếp đón, che dấu và nuôi dưỡng nhiều đoàn cán bộ, bộ đội về công tác và hoạt động cách mạng. Làng Ngơn đã có hơn 100 lượt người tham gia kháng chiến, có 6 người con của quê hương đã hi sinh, 6 người đã để lại một phần máu thịt nơi chiến trường trở về thành thương binh tàn nhưng không phế. Nhân dân trong làng đoàn kết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn và vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đói nghèo, lạc hậu, giặc đói, giặc dốt hoành hành, Phú Vinh ngày nay đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thân được nâng cao. Nhiều gia đình đã xây được nhà ngói, nhà kiên cố, 100% số hộ được dùng điện lưới Quốc gia, đường làng ngõ xóm phong quang sạch đẹp, các hoạt động văn hóa thể thao được các thành viên trong làng tích cực tham gia, trẻ em trong độ tuổi được đến trường đi học...

Để tiếp bước truyền thống cha ông, thế hệ trẻ Phú Vinh ngày nay đã và đang hưởng ứng, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn giúp nhau làm ăn phát triển kinh tế, xây dựng làng ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

8. Làng Hưng Long.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 180,88 ha. Dân số 359 hộ, 1411 khẩu. Gồm có 3 dân tộc: Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống. Trong đó chủ yếu là dân tộc Thái chiếm 66,8%, dân tộc Mường 30,8%, dân tộc Kinh 2,4%. Đặc biệt, trong thôn có hộ khẩu theo Đạo Thiên Chúa. PhÝa §«ng B¾c gi¸p th«n T©n LËp x· Xu©n D­¬ng; PhÝa T©y Nam gi¸p th«n Xu©n Th¾ng, th«n Hoµ L©m; PhÝa §«ng Nam gi¸p x· Xu©n D­¬ng; PhÝa T©y B¾c gi¸p th«n Xu©n Th¾ng, x· Phïng Minh, huyÖn Ngäc LÆc.

Hưng Long được hình thành trên cơ sở của 3 làng cổ: Làng Ván, làng Trại và làng Xuội nằm trong hệ thống núi đồi vùng thượng nguồn sông Chu thuộc hệ Võng chồng Sầm Nưa, xung quanh là các chèn đồi, ở giữa là vùng bình nguyên tươi tốt. Thế kỷ XV trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, vùng đất này được vua Lê Lợi chọn làm nơi huấn luyện binh sỹ, người Mường là cư dân gốc ở đây đã tự nguyện hiến đất và ra nhập nghĩa quân. Vùng đất địa linh này đã giúp vua Lê làm nên nghiệp lớn. Đến đầu thế kỷ XX vùng đất mới được khai phá, dần dần trở thành 3 làng cổ.

Làng Ván: Trước thời Châu Ngọc do đạo Mường từ huyện Lang Chánh chạy về lấn chiếm đất đai, lấy gianh giới từ hón Mong đến hón Ván. Khi Châu Ngọc hình thành, được phân bổ thành làng, làng này bên cạnh hón Ván được gọi là làng Ván, có 7 hộ và 26 khẩu, có 4 dòng họ: Hà, Quách, Trương, Bùi.

Làng Xuội: Có địa giới kéo dài đến đồi bà Chạn xã Xuân Dương. Đây là vùng đất sỏi, từ lâu được tương truyền là vùng đất thiêng và được các thầy địa lý cho rằng: "Ai lập nghiệp ở đây sẽ nổi Quận Công". Địa danh làng Xuội từ tên đồi đất sỏi được gọi chệch âm là làng Xuội. Lúc mới hình thành làng chỉ có 4 hộ và 18 khẩu.

Làng Trại: Lúc đầu mới hình thành do 4 ông: Bùi Văn Hào, Bùi Văn Đàn, Quách Văn Hán và Quách Văn Thư có nguồn gốc theo đạo Thiên Chúa từ huyện Thạch Thành về lập trại khai phá đất đai. Trong quán trình khai hoang có sự tranh chấp đất đai giữa 3 làng (làng Xuội, làng Đoàn Sơn, làng Trại). Để không xảy ra tranh chấp, 3 làng này đã đào một cái ao dài phân chia ganh giới theo dòng chảy thề không tranh cấp, khu vực này được nhân dân gọi là Bàn thề.

Sau cách mạng tháng 8/1945, ba làng cổ này được tháp nhập thành 1 làng lấy tên là làng Tân Long, lúc này có 30 hộ và 150 khẩu. Năm 1960, Đảng và Nhà nước có chủ trương dưa đồng bào miền xuôi lên miền núi định canh, định cư xây dựng kinh tế, ổn định cuộc sống. Làng Tân Long được tiếp nhận 18 hộ và trở thành HTX Tân Long. Sau đó, làng được tiếp nhận 37 hộ và 173 khẩu từ xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa lên định cư và thành lập HTX Xuân Hưng; xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Nguyên định cư lên 24 hộ và thành lập HTX Ngọc Tiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ba HTX bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cưu mang, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, khai phá biến vùng đất hoang vu trở thành một vùng quê trù phú. Năm 1965, ba HTX Tân Long, Xuân Hưng, Ngọc Tiến sáp nhập thành một HTX lớn lấy tên là HTX Hưng Long. Đến năm 1975 Nhà nước có chủ trương thành lập HTX bậc cao, ba HTX Hưng Long, Hòa Lâm, Phú Vinh hợp nhất thành HTX Xuân Minh. Năm 1980, do vị trí địa lý và phong tục tập quán của từng địa phương có nhiều bất cập trong quản lý sản xuất và lao động, xã Ngọc Phụng đã đề xuất với huyện xin tách HTX Xuân Minh thành ba HTX nhỏ như trước đây. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ, nhân dân các dân tộc Hưng Long tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, áp dụng KHKT vào thâm canh tăng năng xuất, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều hộ đã vượt lên khó khăn làm giàu chính đáng, nhà tranh vách đất xua kia được thay thế bằng nhiều nhà xây dựng kiên cố, 100% số hộ được dùng điện lưới, đường làng, ngõ được mở mang phong quang sạch đẹp, trẻ em trong độ tuổi được đến trường đi học...

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước, Hưng Long đã có hơn 200 lượt người con xung phong ra chiến trường, nhiều người đã anh dũng hi sinh, nhiều người đã để lại phần xương máu của mình vì sự bình yên cho Tổ quốc và được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân huy chương cao quý.

Hưng Long luôn kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, sự kết hợp hài hòa thuần phong mỹ tục của các làng cổ để nhân dân các dân tộc cùng chung sống trong tình làng nghĩa xóm gắn kết, keo sơn. Người cao tuổi được tôn kính, người có công lao có học vị được suy tôn, các cháu nhỏ đang tuổi đến trường được yêu thương chăm sóc, những người lầm lỗi biết hối cải, ăn năn được bà con mở rộng vòng tay cưu mang, đùm bọc.

II. ĐỐI CHIẾU TÊN LÀNG, BẢN MƯỜNG TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945.

TT

Tên làng

Trước năm 1945

(Thuộc Mường, Tổng)

Sau năm 1945

(Thuộc xã, huyện)

1

Quyết Tiến

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

2

Xuân Thành

- Năm 1815 thuộc Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Năm 1945 thuộc Xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

3

Xuân Lập

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Năm 1945 thuộc Xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

4

Xuân Thắng

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Năm 1945 thuộc Xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

5

Xuân Liên

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

6

Hòa Lâm

Trước năm 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

7

Hưng Long

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 - 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân

8

Phú Vinh

- Năm 1900 thuộc Châu Mường Chẹ, Tổng Quản Thi, huyện Thụy Nguyên, Phủ Thiệu Thiên.

- Trước 1945 thuộc xã Quảng Bố, Tổng Vân Am, Châu Ngọc Lặc

- Từ 1945 – 1963 thuộc Xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1963 - 1965 thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Ngọc Lặc.

- Từ 1965 đên nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân