Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
662109

Vị trí địa lý

Ngày 16/03/2018 09:50:44

1. Vị trí địa giới của xã:

Xã Ngc Phng là xã vùng thấp của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyn l 3 km, vi din tích đất t nhiên 1682,11 ha, có ranh gii tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phùng Minh (huyện Ngọc Lặc).

- Phía Nam giáp xã Xuân Cẩm và Thị trấn Thường Xuân.

- Phía Đông giáp xã Xuân Dương.

- Phía Tây giáp xã Lương Sơn .

Xã có đường giao thông Quốc lộ 47 chạy qua dài 7,5 km. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của xã phát triển.

2. Diện tích của xã. (Theo số liệu Kiểm kê đất đai năm 2010)

* Tổng diện tích tự nhiên là 1684,91 ha phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 1305,19 ha, chiếm 77,46% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệ 374,24 ha, chiếm 22,21% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng: 5,48 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên.

3. Đặc điểm địa hình của xã:

Là xã vùng trung du miền núi, địa hình chia cắt thành 3 vùng cơ bản:

- Vùng núi Bù Me nằm ở phía Tây Tây Nam, chiếm 42,2% diện tích tự nhiên. Vùng này chủ yếu phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái.

- Vùng đồi thấp nằm chủ yếu ở phía Tây Nam, chiếm 17,5% diện tích tự nhiên. Vùng này thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại, trồng rau màu…

- Vùng đồng bằng chạy dài từ tỉnh lộ 507 về phía Đông Bắc, chiếm 40,3% diện tích tự nhiên. Vùng này tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các công trình hạ tầng cơ bản, phát triển sản xuất nông nghiệp (rau màu, lúa, mía...).

4. Đặc điểm địa chất của xã:

Nằm trong vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng với những đặc trưng chủ yếu sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 8.400- 8.5000C. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23 - 240C, nhiệt độ trung bình tháng 1: 15,5- 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ trung bình tháng 7: 37-380C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 400C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm là 1600-1900mm, phân bố mưa trong năm không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm từ 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất: từ tháng 7 đến tháng 9 (tháng 9 lượng mưa xấp xỉ 460 mm). Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15 - 20mm.

- Độ ẩm không khí: ẩm độ trung bình năm 85 - 86%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11 khoảng 89 %, tháng thấp nhất là: 60-65%. Số giờ nắng trung bình năm 1736h/năm và số ngày nắng trung bình năm là 275 ngày/năm.

- Gió: Có 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau , tốc độ gió bình quân từ 4-6m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng nhiều nơi.

+ Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3m/s có khi lên tới 7-8m/s. Gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.

- Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, giông và gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15-20m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong khi lốc, bão.

* Đất đai của xã:

Đất đai xã Ngọc Phụng được hình thành chủ yếu do lắng đọng phù sa của sông Âm và quá trình phong hoá đá mẹ, với 3 nhóm cơ bản sau:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Được hình thành từ quá trình bồi tụ của sông Âm. Loại đất này chủ yếu phân bố ở phía Đông, dọc theo sông Âm, hiện vẫn đang được bồi đắp thường xuyên. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày (cây công nghiệp hàng năm, cây rau màu các loại).

- Đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất, phân bố chủ yếu ở phía Tây, dọc tỉnh lộ 507 tới sát chân núi Bù me. Loại đất này tầng dày không đồng nhất, đất chua ít đến chua, thành phần phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có nơI thịt nặng.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính, phân bố chủ yếu ở dãy núi Bù Me. Loại đất này có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến trung bình. Hàm lượng dinh dưỡng khá, loại đất này phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm.

5. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã:

Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá đôlômit; đá lộ đầu thuộc vùng núi Bù Me; Quặng Thiếc, Wolfram,...; đất làm gạch khai thác vào mục đích phát triển công nghiệp xây dựng nhưng chưa được khai thác.

Xã có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nếu như tổ chức bảo vệ, khai thác một cách khoa học, hợp lý thì sẽ mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho xã và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

6. Tài nguyên nước.

- Nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp được lấy từ sông Âm qua trạm bơm Đồng Dùng và các hồ đập hiện có thông qua hệ thống mương tưới và mương chân rết phục vụ tốt cho trồng trọt, sinh hoạt và cải thiện môi trường.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã chủ yếu được khai thác ở mạch ngầm nông, nước sạch, chất lượng đảm bảo. Hiện tại nhân dân trong xã đang chủ yếu sử dụng loại nước ngầm này. Nước ngầm ở độ sâu hơn rất ít do cấu tạo địa chất có lớp phủ trầm tích thế hệ thứ 4 rất mỏng, đá gốc chủ yếu là đá mắc ma, đá biến chất.

7. Tài nguyên rừng trên địa bàn xã:

Xã Ngọc Phụng là xã vùng thấp của huyện Thường Xuân nên diện tích rừng không nhiều: Diện tích rừng của xã: 708,86 ha, bao gồm 02 loại rừng: Rừng phòng hộ: 145, 00 ha. Rừng sản xuất: 563, 86 ha.

8. Các núi, đồi, hang động trên địa bàn xã:

Trên địa bàn xã chỉ có 01 dãy núi Bù Me, và có các đồi như sau: đồi Bái Tranh, đồi Lung Khọi, đồi Dốc Đá tại thôn Xuân Thành, đồi Tròn Thôn Xuân Lập, đồi Trực Chiến thôn Xuân Thắng, đồi Cộ, đồi Nu Dây thôn Hưng Long, đồi Mã Khem.

9. Các loại cây trồng đên địa bàn xã:

- Cây lương thực gồm: Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Mía, Lạc, Đậu tương và rau củ các loại...

- Cây ăn quả gồm: Nhãn, Vải, Cam, Quýt, Xoài, Chuối, Dừa, Thanh Long, Mít thái...

- Cây lâm nghiệp gồm: Cao su, keo, lát, quế...

10. Các sản vật chăn nuôi của xã: Gồm: Trâu, Bò, Lợn cỏ, Gà đồi, Chim chỉ đỏ, Rắn, Thỏ, Nhím...

11. Các nghề thủ công, nghề truyền thống: Gồm: Sản xuất gạch, đan lát, mộc, nề, hàn xì, xay sát, may mặc, dịch vụ nông nghiệp, hàng tạp hóa, vận tải...

12. Các danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã.

STT

Tên danh lam, thắng cảnh

Thuộc địa phận

Phong tục, tập quán có liên quan đến danh lam, thắng cảnh.

1

Thác bảy tầng

Thôn Xuân Thành

13. Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ trên địa bàn.

STT

Tên di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ

Thuộc địa phận làng nào của xã

Vị thần, nhân vật được thờ phụng

Phong tục, tập quán, lễ tục, lễ hội, hội làng có liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa.

1

Địa điểm Hội thề Lũng Nhai

Thôn Xuân Thành

Danh tướng Lê Lợi và 18 vị anh hùng hào kiệt.

14. Thống kê các xứ đồng trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã bao gồm các xứ đồng:

- Đồng Mộ, Nông Trường, Lâm Nghiệp tại thôn Quyết Tiến.

- Đồng Mộ, Đồng Dùng thôn Xuân Thành.

- Đồng Dùng thôn Xuân Lập.

- Đồng Chựa, Sau Kho, Đồng Tôm thôn Xuân Thắng.

- Đồng Ván, Đồng Trại, Đồng Tình thôn Hưng Long.

- Đồng ếch, thôn Hoà Lâm.

- Năm Quẩn, Đồng Quan Thôn Phú Vinh.

- Ngọc Pheo thôn Xuân Liên.

1. Vị trí địa giới của xã:

Xã Ngc Phng là xã vùng thấp của huyện Thường Xuân, cách trung tâm huyn l 3 km, vi din tích đất t nhiên 1682,11 ha, có ranh gii tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phùng Minh (huyện Ngọc Lặc).

- Phía Nam giáp xã Xuân Cẩm và Thị trấn Thường Xuân.

- Phía Đông giáp xã Xuân Dương.

- Phía Tây giáp xã Lương Sơn .

Xã có đường giao thông Quốc lộ 47 chạy qua dài 7,5 km. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của xã phát triển.

2. Diện tích của xã. (Theo số liệu Kiểm kê đất đai năm 2010)

* Tổng diện tích tự nhiên là 1684,91 ha phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 1305,19 ha, chiếm 77,46% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệ 374,24 ha, chiếm 22,21% tổng diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng: 5,48 ha, chiếm 0,33% tổng diện tích tự nhiên.

3. Đặc điểm địa hình của xã:

Là xã vùng trung du miền núi, địa hình chia cắt thành 3 vùng cơ bản:

- Vùng núi Bù Me nằm ở phía Tây Tây Nam, chiếm 42,2% diện tích tự nhiên. Vùng này chủ yếu phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, khai thác tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái.

- Vùng đồi thấp nằm chủ yếu ở phía Tây Nam, chiếm 17,5% diện tích tự nhiên. Vùng này thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại, trồng rau màu…

- Vùng đồng bằng chạy dài từ tỉnh lộ 507 về phía Đông Bắc, chiếm 40,3% diện tích tự nhiên. Vùng này tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các công trình hạ tầng cơ bản, phát triển sản xuất nông nghiệp (rau màu, lúa, mía...).

4. Đặc điểm địa chất của xã:

Nằm trong vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng với những đặc trưng chủ yếu sau:

- Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ năm 8.400- 8.5000C. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23 - 240C, nhiệt độ trung bình tháng 1: 15,5- 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ trung bình tháng 7: 37-380C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 400C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm là 1600-1900mm, phân bố mưa trong năm không đều, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm từ 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất: từ tháng 7 đến tháng 9 (tháng 9 lượng mưa xấp xỉ 460 mm). Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15 - 20mm.

- Độ ẩm không khí: ẩm độ trung bình năm 85 - 86%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11 khoảng 89 %, tháng thấp nhất là: 60-65%. Số giờ nắng trung bình năm 1736h/năm và số ngày nắng trung bình năm là 275 ngày/năm.

- Gió: Có 2 hướng gió chính:

+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau , tốc độ gió bình quân từ 4-6m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng nhiều nơi.

+ Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3m/s có khi lên tới 7-8m/s. Gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.

- Bão: Thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, giông và gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15-20m/s trong gió mùa Đông Bắc và 30-40 m/s trong khi lốc, bão.

* Đất đai của xã:

Đất đai xã Ngọc Phụng được hình thành chủ yếu do lắng đọng phù sa của sông Âm và quá trình phong hoá đá mẹ, với 3 nhóm cơ bản sau:

- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Được hình thành từ quá trình bồi tụ của sông Âm. Loại đất này chủ yếu phân bố ở phía Đông, dọc theo sông Âm, hiện vẫn đang được bồi đắp thường xuyên. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày (cây công nghiệp hàng năm, cây rau màu các loại).

- Đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất, phân bố chủ yếu ở phía Tây, dọc tỉnh lộ 507 tới sát chân núi Bù me. Loại đất này tầng dày không đồng nhất, đất chua ít đến chua, thành phần phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có nơI thịt nặng.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính, phân bố chủ yếu ở dãy núi Bù Me. Loại đất này có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến trung bình. Hàm lượng dinh dưỡng khá, loại đất này phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm.

5. Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã:

Nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu là đá đôlômit; đá lộ đầu thuộc vùng núi Bù Me; Quặng Thiếc, Wolfram,...; đất làm gạch khai thác vào mục đích phát triển công nghiệp xây dựng nhưng chưa được khai thác.

Xã có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nếu như tổ chức bảo vệ, khai thác một cách khoa học, hợp lý thì sẽ mang lại nguồn thu ngân sách lớn cho xã và thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.

6. Tài nguyên nước.

- Nước mặt: Nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp được lấy từ sông Âm qua trạm bơm Đồng Dùng và các hồ đập hiện có thông qua hệ thống mương tưới và mương chân rết phục vụ tốt cho trồng trọt, sinh hoạt và cải thiện môi trường.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã chủ yếu được khai thác ở mạch ngầm nông, nước sạch, chất lượng đảm bảo. Hiện tại nhân dân trong xã đang chủ yếu sử dụng loại nước ngầm này. Nước ngầm ở độ sâu hơn rất ít do cấu tạo địa chất có lớp phủ trầm tích thế hệ thứ 4 rất mỏng, đá gốc chủ yếu là đá mắc ma, đá biến chất.

7. Tài nguyên rừng trên địa bàn xã:

Xã Ngọc Phụng là xã vùng thấp của huyện Thường Xuân nên diện tích rừng không nhiều: Diện tích rừng của xã: 708,86 ha, bao gồm 02 loại rừng: Rừng phòng hộ: 145, 00 ha. Rừng sản xuất: 563, 86 ha.

8. Các núi, đồi, hang động trên địa bàn xã:

Trên địa bàn xã chỉ có 01 dãy núi Bù Me, và có các đồi như sau: đồi Bái Tranh, đồi Lung Khọi, đồi Dốc Đá tại thôn Xuân Thành, đồi Tròn Thôn Xuân Lập, đồi Trực Chiến thôn Xuân Thắng, đồi Cộ, đồi Nu Dây thôn Hưng Long, đồi Mã Khem.

9. Các loại cây trồng đên địa bàn xã:

- Cây lương thực gồm: Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Mía, Lạc, Đậu tương và rau củ các loại...

- Cây ăn quả gồm: Nhãn, Vải, Cam, Quýt, Xoài, Chuối, Dừa, Thanh Long, Mít thái...

- Cây lâm nghiệp gồm: Cao su, keo, lát, quế...

10. Các sản vật chăn nuôi của xã: Gồm: Trâu, Bò, Lợn cỏ, Gà đồi, Chim chỉ đỏ, Rắn, Thỏ, Nhím...

11. Các nghề thủ công, nghề truyền thống: Gồm: Sản xuất gạch, đan lát, mộc, nề, hàn xì, xay sát, may mặc, dịch vụ nông nghiệp, hàng tạp hóa, vận tải...

12. Các danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã.

STT

Tên danh lam, thắng cảnh

Thuộc địa phận

Phong tục, tập quán có liên quan đến danh lam, thắng cảnh.

1

Thác bảy tầng

Thôn Xuân Thành

13. Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ trên địa bàn.

STT

Tên di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ

Thuộc địa phận làng nào của xã

Vị thần, nhân vật được thờ phụng

Phong tục, tập quán, lễ tục, lễ hội, hội làng có liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa.

1

Địa điểm Hội thề Lũng Nhai

Thôn Xuân Thành

Danh tướng Lê Lợi và 18 vị anh hùng hào kiệt.

14. Thống kê các xứ đồng trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã bao gồm các xứ đồng:

- Đồng Mộ, Nông Trường, Lâm Nghiệp tại thôn Quyết Tiến.

- Đồng Mộ, Đồng Dùng thôn Xuân Thành.

- Đồng Dùng thôn Xuân Lập.

- Đồng Chựa, Sau Kho, Đồng Tôm thôn Xuân Thắng.

- Đồng Ván, Đồng Trại, Đồng Tình thôn Hưng Long.

- Đồng ếch, thôn Hoà Lâm.

- Năm Quẩn, Đồng Quan Thôn Phú Vinh.

- Ngọc Pheo thôn Xuân Liên.